TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA

Website học sinh trường THCS Trần Đại Nghĩa
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Latest topics
» Web tự code
Tiểu sử Phan Bội Châu I_icon_minitimeSun Nov 11, 2018 7:48 pm by quangduyluu123

» 10 Câu Đố Logic Mà 80% Mọi Người Giải Sai - Tốt Hơn
Tiểu sử Phan Bội Châu I_icon_minitimeTue Oct 23, 2018 6:43 pm by minhthien_8.1

» Nhạc Tokyo Ghoul Phiên Bản Tiếng Việt
Tiểu sử Phan Bội Châu I_icon_minitimeTue Oct 23, 2018 6:39 pm by minhthien_8.1

» TAO VỚI MÀY
Tiểu sử Phan Bội Châu I_icon_minitimeTue Oct 23, 2018 6:06 pm by minhthien_8.1

» Nhìn Vào Đôi Mắt Này | OST Chàng Trai Của Em - Long Cao ft Thái Vũ (BlackBi)
Tiểu sử Phan Bội Châu I_icon_minitimeMon May 14, 2018 9:54 pm by Huỳnh Bá Nhật Huy

» Top 5 Trận Chiến của Kaneki trong Tokyo Ghoul! [60FPS]
Tiểu sử Phan Bội Châu I_icon_minitimeSun May 13, 2018 7:42 pm by Bá Ngọc

» PHIM HÀNH ĐỘNG KINH DỊ MỚI 2018 | NGẠ QUỶ TOKYO | VIETSUB
Tiểu sử Phan Bội Châu I_icon_minitimeSun May 13, 2018 7:41 pm by Bá Ngọc

» Phim Hài Chế Đôrêmon _ Phần 88
Tiểu sử Phan Bội Châu I_icon_minitimeTue May 08, 2018 8:01 am by Bá Ngọc

» 清丶风 (DiESi Remix) ♪
Tiểu sử Phan Bội Châu I_icon_minitimeTue May 08, 2018 7:59 am by Bá Ngọc

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Top posters
Tomst Nguyễn (1024)
Tiểu sử Phan Bội Châu I_vote_lcapTiểu sử Phan Bội Châu I_voting_barTiểu sử Phan Bội Châu I_vote_rcap 
Đặng Nguyên (931)
Tiểu sử Phan Bội Châu I_vote_lcapTiểu sử Phan Bội Châu I_voting_barTiểu sử Phan Bội Châu I_vote_rcap 
minhthien_giay (881)
Tiểu sử Phan Bội Châu I_vote_lcapTiểu sử Phan Bội Châu I_voting_barTiểu sử Phan Bội Châu I_vote_rcap 
Đắc Trung (877)
Tiểu sử Phan Bội Châu I_vote_lcapTiểu sử Phan Bội Châu I_voting_barTiểu sử Phan Bội Châu I_vote_rcap 
dodangkhoa2003 (803)
Tiểu sử Phan Bội Châu I_vote_lcapTiểu sử Phan Bội Châu I_voting_barTiểu sử Phan Bội Châu I_vote_rcap 
nhattdn123 (777)
Tiểu sử Phan Bội Châu I_vote_lcapTiểu sử Phan Bội Châu I_voting_barTiểu sử Phan Bội Châu I_vote_rcap 
quangduyluu123 (608)
Tiểu sử Phan Bội Châu I_vote_lcapTiểu sử Phan Bội Châu I_voting_barTiểu sử Phan Bội Châu I_vote_rcap 
Lê Quốc Ân (562)
Tiểu sử Phan Bội Châu I_vote_lcapTiểu sử Phan Bội Châu I_voting_barTiểu sử Phan Bội Châu I_vote_rcap 
quynhanhphan (521)
Tiểu sử Phan Bội Châu I_vote_lcapTiểu sử Phan Bội Châu I_voting_barTiểu sử Phan Bội Châu I_vote_rcap 
Bá Ngọc (428)
Tiểu sử Phan Bội Châu I_vote_lcapTiểu sử Phan Bội Châu I_voting_barTiểu sử Phan Bội Châu I_vote_rcap 
Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 35 người, vào ngày Sun Mar 19, 2023 10:26 am

 

 Tiểu sử Phan Bội Châu

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
nhattdn123
♫ ♫ ♫ ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
♫ ♫ ♫  ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
nhattdn123


Tổng số bài gửi : 777
Join date : 30/03/2017
Age : 21
Đến từ : 9/1

Tiểu sử Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Tiểu sử Phan Bội Châu   Tiểu sử Phan Bội Châu I_icon_minitimeSun Apr 02, 2017 12:34 pm

Thân thế

Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Cha ông là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện.

Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi, ông viết bài "Hịch Bình Tây Thu Bắc" đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885), ông cùng bạn là Trần Văn Lương lập đội “Sĩ tử Cần Vương” (hơn 60 người) chống Pháp, nhưng bị đối phương kéo tới khủng bố nên phải giải tán.

Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi. Khoa thi năm Đinh Dậu (1897) ông đã lọt vào trường nhì nhưng bạn ông là Trần Văn Lương đã cho vào tráp mấy cuốn sách nhưng ông không hề biết nên ông bị khép tội hoài hiệp văn tự (mang văn tự trong áo) nên bị kết án chung thân bất đắc ứng thí (suốt đời không được dự thi).[3]

Sau cái án này, Phan Bội Châu vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan đã xin vua Thành Thái xóa án. Nhờ vậy, ngay khoa thi hương tiếp theo, năm Canh Tý (1900), ông đã đậu đầu (Giải nguyên) ở trường thi Nghệ An [4].

Hoạt động Cách mạng

Lập Duy Tân hội, sang Nhật cầu viện

Bài chính: Duy Tân hội


Phan Bội Châu (ngồi) và Cường Để (đứng) tại Nhật Bản
Trong vòng 5 năm sau khi đỗ Giải nguyên, Phan Bội Châu bôn ba khắp nước Việt Nam kết giao với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh[5], Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hàm (tức Tiểu La Nguyễn Thành), Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Đặng Thái Thân, Hồ Sĩ Kiện, Lê Huân, Nguyễn Quyền, Võ Hoành, Lê Đại,...

Năm 1904, ông cùng Nguyễn Hàm và khoảng 20 đồng chí khác thành lập Duy Tân hội ở Quảng Nam để đánh đuổi Pháp, chọn Kỳ Ngoại hầu Cường Để - một người thuộc dòng dõi nhà Nguyễn - làm hội chủ.

Năm 1905, ông cùng Đặng Tử Kính và Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản, để cầu viện Nhật giúp Duy Tân hội đánh đuổi Pháp. Tại Nhật, ông gặp Lương Khải Siêu, một nhà cách mạng người Trung Quốc, và được khuyên là nên dùng thơ văn (nghe lời Phan Bội Châu viết Việt Nam vong quốc sử) để thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Lại nghe hai nhân vật quan trọng của Đảng Tiến Bộ đang cầm quyền ở Nhật Bản, là Bá tước Ôi Trọng Tín (Okuma Shigenobu) và Thủ tướng Khuyển Dưỡng Nghị (Inukai Tsuyoshi) khuyên là nên cổ động thanh niên ra nước ngoài học tập để sau này về giúp nước.

Tháng 6 năm 1905, Phan Bội Châu cùng Đặng Tử Kính mang theo một số sách Việt Nam vong quốc sử về nước. Tháng 8 năm 1905 tại Hà Tĩnh, ông và các đồng chí nồng cốt trong Duy Tân hội bàn bạc rồi đưa ra kế hoạch hành động đó là:

Nhanh chóng đưa Kỳ Ngoại hầu Cường Để ra nước ngoài.
Lập các hội nông, hội buôn, hội học để tập hợp quần chúng và để có tài chánh cho hội.
Chọn một số thanh niên thông minh hiếu học, chịu được gian khổ, đưa đi học ở nước ngoài[6].
Phát động phong trào Đông Du



Tượng đồng Phan Bội Châu tại công viên số 19 Lê Lợi, bên cầu Trường Tiền, TP Huế (trước đây, tượng được đặt trong khuôn viên nhà lưu niệm ông)
Bài chính: Phong trào Đông Du
Trong ba nhiệm vụ trên, thì nhiệm vụ thứ ba hết sức quan trọng và bí mật, nên Duy Tân hội đã cử Phan Bội Châu và Nguyễn Hàm tự định liệu. Sau đó, phong trào Đông Du được hai ông phát động, được đông đảo người dân ở cả ba kỳ tham gia và ủng hộ, nhất là ở Nam Kỳ.

Tháng 10 năm 1905, Phan Bội Châu trở lại Nhật Bản cùng với ba thanh niên, sau đó lại có thêm 45 người nữa. Năm 1906, Cường Để qua Nhật, được bố trí vào học trường Chấn Võ. Kể từ đó cho đến năm 1908, số học sinh sang Nhật Bản du học lên tới khoảng 200 người, sinh hoạt chung trong một tổ chức có quy củ gọi là Cống hiến hội...

Tháng 3 năm 1908, phong trào "cự sưu khất thuế" (tức phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổi lên rầm rộ ở Quảng Nam rồi nhanh chóng lan ra các tỉnh khác. Bị thực dân Pháp đưa quân đàn áp, nhiều hội viên trong phong trào Duy Tân và Duy Tân hội bị bắt, trong số đó có Nguyễn Hàm, một yếu nhân của hội[7].

Mất mát này chưa kịp khắc phục, thì hai phái viên của hội là Hoàng Quang Thanh và Đặng Bỉnh Thành lại bị Pháp đón bắt được khi từ Nhật về Nam Kỳ nhận tiền quyên góp cho phong trào Đông Du. Tiếp theo nữa là Pháp và Nhật vừa ký với nhau một hiệp ước (tháng 9 năm 1908), theo đó chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất các du học sinh người Việt ra khỏi đất Nhật. Tháng 3 năm 1909, Cường Để và Phan Bội Châu cũng bị trục xuất. Đến đây, phong trào Đông Du mà Phan Bội Châu và các thành viên khác đã dày công xây dựng hoàn toàn tan rã, kết thúc một hoạt động quan trọng của hội.

Lúc này, ở nhiều nơi trong nước, mọi hoạt động quyên góp tài chính và chuẩn bị vũ trang bạo động của Duy Tân hội cũng bị thực dân cho quân đến đàn áp dữ dội. Những người sống sót sau các đợt khủng bố đều phải nằm im, hoặc vượt biên sang Trung Quốc, Xiêm La, Lào để mưu tính kế lâu dài.

Cuối năm 1910, Phan Bội Châu chuyển một đại bộ phận hội viên (trong đó có khoảng 50 thanh niên) ở Quảng Đông về xây dựng căn cứ địa ở Bạn Thầm (Xiêm La). Tại đây, họ cùng nhau cày cấy, học tập và luyện tập võ nghệ để chuẩn bị cho một kế hoạch phục quốc sau này.

Thượng tuần tháng 5 năm Nhâm Tý (tháng 6 năm 1912), trong cuộc “Đại hội nghị” tại từ đường nhà Lưu Vĩnh Phúc ở Quảng Đông (Trung Quốc), có đông đủ đại biểu khắp ba kỳ đã quyết định giải tán Duy Tân hội và thành lập Việt Nam Quang phục Hội, tức thay đổi tôn chỉ từ chủ nghĩa quân chủ sang chủ nghĩa dân chủ để đánh đuổi quân Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc kiến lập Việt Nam [8], đáp ứng tình hình chuyển biến mới trên trường quốc tế.

Hoạt động ở Trung Quốc

Bài chi tiết: Việt Nam Quang phục Hội
Mặc dù thay đổi tôn chỉ, nhưng Phan Bội Châu vẫn duy trì Kỳ Ngoại hầu Cường Để trong vai trò chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Quang phục Hội, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân trong nước.

Sau đó, Việt Nam Quang phục Hội cử một số hội viên về nước để trừ khử một vài viên chức Pháp và cộng sự đắc lực của họ, nhằm "đánh thức đồng bào", "kêu gọi hồn nước". Các cuộc bạo động bằng tạc đạn tuy xảy ra lẻ tẻ, nhưng vẫn khuấy động được dư luận trong và ngoài nước, làm nhà cầm quyền Pháp tăng cường khủng bố, khiến nhiều người bị bắt và bị giết. Bị kết tội chủ mưu, Phan Bội Châu và Cường Để bị thực dân Pháp cùng với Nam triều kết án tử hình vắng mặt.



Căn nhà tranh là nơi ở của ông già Bến Ngự
Năm 1913, thực dân Pháp cử người đến Quảng Đông “mặc cả” với Tổng đốc Long Tế Quang yêu cầu bắt Phan Bội Châu và các yếu nhân của hội. Ngày 24 tháng 12 năm 1913, Phan Bội Châu bị bắt. Nhưng nhờ Nguyễn Thượng Hiền lúc bấy giờ đang ở Bắc Kinh vận động, nên Long Tế Quang không thể giao nộp ông cho Pháp, mà chỉ đưa giam vào nhà tù Quảng Đông, mãi đến tháng 2 năm 1917, ông mới được giải thoát[9].

Ra tù, Phan Bội Châu lại tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1922, phỏng theo Quốc dân Đảng của Tôn Trung Sơn, ông định cải tổ Việt Nam Quang phục Hội thành Đảng Quốc dân Việt Nam. Được Nguyễn Ái Quốc (lúc này đang làm Ủy viên Đông phương bộ, phụ trách Cục phương Nam của Quốc tế cộng sản) góp ý, Phan Bội Châu định thay đổi đường lối theo hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng chưa kịp cải tổ thì ông bị bắt cóc ngày 30 tháng 6 năm 1925[10].

Phan Bội Châu và cộng sản

Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện trong lễ kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Phan Bội Châu tại Hà Nội ngày 26/12/1997, đã cho biết trong nhà của Phan Bội Châu có treo ở giữa tấm ảnh của Lenin. Trước đó từ lâu khi còn ở Trung Quốc, Phan Bội Châu còn viết một cuốn tiểu sử Lenin.[11]

Trung tướng Phạm Hồng Cư, bạn thân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong sách Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ cộng tác với phu nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là bà Đặng Bích Hà, đã kể lại thời kỳ thiếu niên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi thăm "ông già Bến Ngự" đang bị Pháp giam lỏng tại Huế, trong nhà Phan Bội Châu treo ba bức ảnh: Thích-ca Mâu-ni, Tôn Trung Sơn, Lenin. Ba bức ảnh này nói lên phần nào quan điểm triết học và chính trị của ông.[12]

Trong hồi ký Ngôi nhà Bến Ngự và con đò sông Hương, nhà báo Tạ Quang Đạm (em giáo sư Tạ Quang Bửu), người đã sống chung với Phan Bội Châu một năm (để học chữ Hán và làm thư ký cho ông), sau khi Phan Bội Châu an trí tại căn nhà tranh đầu dốc Bến Ngự (Huế), đã kể lại rằng trên tường căn nhà tranh 3 gian - nơi ở và cũng là nơi ông dạy học - có treo nhiều tranh ảnh, trong đó ấn tượng nhất là bức chân dung Lenin được treo trang trọng trên bức tường mặt trước gần sát trần nhà. Có lẽ là một bức họa vẽ theo một bức tượng kiểu huy hiệu. Dưới chân dung có hai chữ Hán: Liệt Ninh (Lenin).[13]

Giáo sư Nguyễn Đình Chú cho biết Phan Bội Châu đón nhận học thuyết Marx từ tư cách nhà văn hóa hơn là nhà chính trị. Phan Bội Châu vừa ca ngợi Marx, Lenin, vừa ca ngợi Khổng, Mạnh, Tôn Trung Sơn, Gandhi, Rousseau, Montesquieu. Phan Bội Châu từng viết quyển sách hơn 50 trang Xã hội chủ nghĩa trong thời gian 1928-1934 để giới thiệu chủ nghĩa Marx, giới thiệu nội dung chủ yếu của học thuyết Marxist như: thặng dư giá trị, giai cấp đấu tranh, lao động chuyên chính, kinh tế học, phương pháp xã hội cách mạng, tư bản luận. Phan Bội Châu đã kết luận: "Ở trong các nhà xã hội học, ông (Marx) thật đáng là một vị tiên sư, sở dĩ chúng ta nghiên cứu xã hội chủ nghĩa, chỉ cần nghiên cứu Mã Khắc Tư (Marx) chủ nghĩa là xong rồi". Phan Bội Châu còn viết Lược truyện Liệt Ninh, vĩ nhân của nước Nga đỏ viết in trên Binh sự tạp chí, Hàng Châu, Trung Quốc năm 1921.[14]

Giáo sư sử Nguyễn Thế Anh, hiện sống tại Pháp cho biết, ông không tìm thấy bằng chứng rằng cụ Phan Bội Châu có xu hướng ủng hộ cộng sản. Nhất là khi, theo ý ông, tờ báo Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng mà Phan Bội Châu có cộng tác đã lên án cách thức tiêu diệt trí thức của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh[15].

Bị Pháp bắt và an trí



Nơi an trí Ông già Bến Ngự vào những năm cuối đời
Ngày 30 tháng 6 năm 1925, ông bị thực dân Pháp bắt cóc[16] tại Thượng Hải giải về nước xử án tù chung thân, mặc dù trước đó (1912) ông đã bị đối phương kết án vắng mặt [17]. Trước phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước đòi thả Phan Bội Châu, và nhờ sự can thiệp của Toàn quyền Varenne, ông được về an trí tại Bến Ngự (Huế). Trong 15 năm cuối đời, ông (lúc bấy giờ được gọi là Ông già Bến Ngự) vẫn giữ trọn phẩm cách cao khiết, không ngừng tuyên truyền tinh thần yêu nước bằng văn thơ, nên rất được nhân dân yếu mến.

Phan Bội Châu mất ngày 29 tháng 12 năm 1940 tại Huế. Hiện tên ông đã được đặt cho trường chuyên của tỉnh Nghệ An và một con phố lớn tại Hà Nội.
Về Đầu Trang Go down
Tomst Nguyễn
♫ ♫ ♫ ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
♫ ♫ ♫  ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
Tomst Nguyễn


Tổng số bài gửi : 1024
Join date : 29/03/2017
Age : 19
Đến từ : Lớp 7/1 Trường Trung Học CS Trần Đại Nghĩa

Tiểu sử Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiểu sử Phan Bội Châu   Tiểu sử Phan Bội Châu I_icon_minitimeMon Apr 03, 2017 8:57 pm

quá hay
Về Đầu Trang Go down
 
Tiểu sử Phan Bội Châu
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA :: Câu Lạc Bộ :: CLB Kỹ Năng :: Lịch sử Việt Nam-
Chuyển đến