1. Tìm cây, gỗ phù hợp
11Tìm một đoạn cành hay thân gỗ khô (nhưng không được dòn, dẻo mềm, mục hoặc nứt) có độ đàn hồi tốt như gỗ sồi, gỗ chanh, gỗ tếch, quýt rừng, hồ đào, thủy tùng, cò ke, cau, trắc, bách, dâu, cây K’Sam… hoặc sừng động vật. Tốt nhất là các bạn tìm một đoạn tre già, hoặc luồng già (mọc trên 7 năm) để làm cánh cung. Tre và luồng già rất tốt, vì nó có đủ độ cứng, đàn hồi và linh hoạt.
Cánh cung thường có chiều dài khoảng một sải tay (1,6 -1,8 mét), nghĩa là tương đương với chiều cao của xạ thủ,…
Người ta còn làm những cánh cung phức hợp bằng cách ghép nhiều vật liệu với nhau như tre và gỗ, gỗ và sừng hay cả tre lẫn gỗ và sừng.
Nếu không có gỗ khô, chúng ta có thể miễn cưởng sử dụng gỗ tươi (gỗ cắt ra từ một cành cây hoặc cây non còn sống), nhưng cần tránh vì nó không đủ độ cứng tương tự như gỗ khô.
2. Xác định các đường cong tự nhiên của thanh gỗ
Mỗi đoạn gỗ đều có một đường cong tự nhiên, không có vấn đề nặng hay nhẹ như thế nào. Khi bạn làm cánh cung, đường cong này sẽ xác định nơi bạn đặt các tính năng chính của nó. Để tìm đường cong này, bạn đặt một đầu đoạn gỗ của bạn trên mặt đất, một tay giữ lỏng lẽo nó ở đầu kia. Bàn tay kia nhấn nhẹ vào giữa đoạn gỗ. Nó sẽ xoay phần bụng tự nhiên của nó đối mặt với bạn, đánh dấu phần bụng đó.
3. Xác định tay cầm và cánh cung
Tay cầm và cánh cung là những bộ phận cần thiết trong quá trình định hình một cây cung. Để xác định chỗ tay cầm, tính từ trung tâm của thanh gỗ ra mỗi bên 6 cm. Phía trên là cáng (cung) trên, và dưới là cánh (cung) dưới.
4. Tạo dáng cho cánh cung
12Các bạn dùng dao vừa để đẻo. Chổ tay cầm thì để dày và chuốt cho tròn. Từ tay cầm gọt dần ra, càng xa tay cầm càng mỏng dần. Kiểm tra hai bên cánh cung thường xuyên để điều chỉnh độ dày cho đồng nhau. Thân của cánh cung nếu cắt ngang thì có hình bán nguyệt. Nếu bạn đẻo chuẩn, thì hai tay cầm là hai hình ảnh phản chiếu của nhau trong đường cong và cả đường kính.
135. Khấc khuyết hai đầu cánh để giữ dây cung
Dùng dao nhỏ để khấc khuyết ở hai bên vòng ra sau lưng cánh cung và hướng về xéo về tay cầm. Hãy nhớ rằng không cắt vào lưng của cánh cung, và cũng không cắt quá sâu dễ làm gãy đầu cung. Chỉ khấc đủ sâu để giữ dây cung chỗ. Nạo tròn các cạnh để không làm đứt dây cung.
6. Chọn dây cung
Dây dung rất quan trọng, vì sức mạnh của cây cung đến từ cánh cung chứ không phảu đến từ dây cung, vì vậy cần chọn những dây bền chắc, nhất là không có độ co giãn, để khi bắn không bị đứt. Nếu bạn đang bị mắc kẹt trong vùng hoang dã thì khó mà tìm thấy một sợi dây phù hợp. Tuy nhiên nếu có thể, bạn nên học cách của người dân tộc dùng vỏ của cây đa hay cây gai (Cây gai hay rể thòng của cây đa tước ra lấy vỏ, đem ngâm lấy phần sợi trắng). Đem se những sợi đó lại với nhau làm dây cung hay dây nỏ. Nhưng nếu chỉ như vậy thì chưa tạo cho dây đủ độ săn cần thiết. Để dây săn và bền hơn người ta đem căng dây lên rồi dùng lá “thé” (là một loại cây dại mọc rất nhiều ở miền núi) hay nhựa trai, mỡ đông vật để vuốt dây. Vuốt nhiều lần để nhựa hay mỡ ngấm vào làm dây săn lại ngả màu đen sẫm là được
14
Một số dây có khả năng làm dây cung là:
dây da sống
dây thừng nylon nhỏ
dây câu cá
tơ tằm se lại
sợi se bình thường
7. Buộc dây cung
Trước tiên bạn thắt nút “thòng lọng kép” vào một đầu dây, rồi tròng vào một đầu cánh cung và siết lại. Sau đó bạn để đầu cánh đã buộc dây xuống đất, một tay cầm đầu cánh kia, một tay cầm dây. Với sự hỗ trợ của đầu gối, bạn uốn cong cây cung và buộc dây vào đầu cánh còn lại bằng nút “kéo gỗ” hay “một vòng hai khóa”. Khoảng cách tiêu chuản của cây cung và dây cung là một nắm tay công với ngón cát (tương đương 15 cm). Như vậy là bạn đã hoàn thành xong cây cung.