Nước chiếm khoảng 70% khối lượng của cơ thể con người và phân phối khắp nơi trong cơ thể như: Máu, cơ bắp, xương tủy, phổi… Chúng ta có thể nhịn ăn vài tuần, thậm chí vài tháng nhưng không thể không uống nước trong vài ngày.
Vì thế, chúng ta thường được được khuyến khích nên cung cấp đủ nước cho cơ thể, tức là khoảng 2 lít nước (tương đương khoảng 8 cốc nước) mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ thải độc tố và chống lão hóa.
Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn thích uống nước lúc nào cũng được. Giống như nhiều thói quen lành mạnh khác, nếu không thực hiện đúng lúc, đúng cách, nó sẽ "độc dược" và khiến bạn gặp nhiều rắc rối.
Vậy, bạn không nên uống nước khi nào?
1. Khi cơ thể đã được cung cấp đủ nước
Rất hiếm khi xảy ra nhưng việc uống quá nhiều nước sẽ đặt sức khỏe vào tình trạng nguy hiểm. Bởi vì khi cơ thể được cung cấp quá nhiều nước, nồng độ natri trong máu sẽ bị hạ thấp bất thường gây nên hiện tượng hạ natri máu.
"Thói quen đó có thể gây ra trạng thái buồn nôn, nôn, co giật và thậm chí dẫn đến hôn mê và nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong chỉ trong vòng vài giờ.
Hạ natri máu khi không gây tử vong cũng có thể gây hại cho gan, thận, tim, hoặc tuyến yên", bác sĩ Taz Bhatia, một chuyên gia về y học kết hợp của Trường Đại học tổng hợp Emory (Mỹ) cho biết.
2. Khi nước tiểu màu vàng nhạt
Vậy làm sao để biết rằng bạn đã uống nước đủ? Nhiều khi quá bận rộn, bạn quên mất công thức "8 cốc nước/ngày" nên không nhớ hôm nay mình uống đủ nước chưa.
Nếu thế, hãy nhìn xuống bồn cầu mỗi khi bạn "đi nhẹ". Nếu nước tiểu có màu vàng nhạt, điều đó có nghĩa là cơ thể đang đủ nước và bạn không cần uống nữa.
Nước tiểu trong suốt báo hiệu bạn đã uống nhiều nước. Lúc này, bạn nên cắt giảm lượng nước nạp vào cơ thể, không nên uống thêm nữa.
Nước tiểu màu vàng sậm cho biết bạn đang thiếu nước. Tuy nhiên, màu của nước tiểu cũng có thể sậm hơn bình thường khi bạn uống một loại thuốc hoặc ăn một loại thực phẩm nào đó.
3. Khi ăn quá nhiều
Uống nước là một trong những cách đơn giản nhất để cơ thể giảm bớt calo tiêu thụ: Uống một cốc trước khi ăn giúp bạn thấy no bụng nhanh hơn, nên sẽ ăn ít đi.
Nhưng cùng vì lí do đó, bạn lại uống quá nhiều nước trước hoặc trong suốt một bữa ăn quá nhiều, điều này khiến bụng bị khó chịu.
"Uống quá nhiều nước sau khi ăn no cũng khiến có bộ phận tiêu hóa cảm thấy khó chịu", bác sĩ Bhatia nói.
4. Sau khi tập luyện cường độ cao
Chúng ta mất rất điện giải như như kali và natri, thông qua mồ hôi khi đang tập luyện cường độ cao. Nếu thấy đổ mồ hôi quá nhiều, bạn cần bổ sung những dưỡng chất này. Nhưng, nước lọc lại không thể "hoàn thành" được nhiệm vụ đó.
Thay vì dùng các loại đồ uống tăng lực có đường không có lợi cho sức khỏe, bạn hãy uống nước dừa. Thức uống này giúp cân bằng điện giải và tăng năng lượng một cách tự nhiên vì chúng cung cấp nhiều kali, magne, natri và vitamin C mà không có quá nhiều calorie và chất xơ.
5. Khi đó không phải là nước lọc
Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại nước ngọt hay nước tăng lực, vốn được quảng cáo đầy hấp dẫn. Vì thế, trẻ em và giới trẻ rất thích các thức uống này.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống nước lọc bình thường và tránh xa các loại nước nói trên vì chúng sẽ khiến bạn khát nước hơn và tăng cân.
Thay vào đó, bạn nên tự pha chế nước tại nhà, sử dụng các loại quả như chanh, dưa leo, dưa hấu, dâu, thảo mộc… để pha với nước.
Thời điểm nên uống nước
Nếu lười uống nước, bạn chỉ cần nhớ uống vào 4 thời điểm "vàng", cực tốt cho sức khỏe: 1 cốc nước sau khi thức dậy, 1 cốc nước trước khi ăn 1 tiếng, 1 cốc nước trước và sau khi tắm, 1 cốc nước nhỏ trước khi ngủ.