TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA

Website học sinh trường THCS Trần Đại Nghĩa
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Latest topics
» Web tự code
tấm gương vượt khó I_icon_minitimeSun Nov 11, 2018 7:48 pm by quangduyluu123

» 10 Câu Đố Logic Mà 80% Mọi Người Giải Sai - Tốt Hơn
tấm gương vượt khó I_icon_minitimeTue Oct 23, 2018 6:43 pm by minhthien_8.1

» Nhạc Tokyo Ghoul Phiên Bản Tiếng Việt
tấm gương vượt khó I_icon_minitimeTue Oct 23, 2018 6:39 pm by minhthien_8.1

» TAO VỚI MÀY
tấm gương vượt khó I_icon_minitimeTue Oct 23, 2018 6:06 pm by minhthien_8.1

» Nhìn Vào Đôi Mắt Này | OST Chàng Trai Của Em - Long Cao ft Thái Vũ (BlackBi)
tấm gương vượt khó I_icon_minitimeMon May 14, 2018 9:54 pm by Huỳnh Bá Nhật Huy

» Top 5 Trận Chiến của Kaneki trong Tokyo Ghoul! [60FPS]
tấm gương vượt khó I_icon_minitimeSun May 13, 2018 7:42 pm by Bá Ngọc

» PHIM HÀNH ĐỘNG KINH DỊ MỚI 2018 | NGẠ QUỶ TOKYO | VIETSUB
tấm gương vượt khó I_icon_minitimeSun May 13, 2018 7:41 pm by Bá Ngọc

» Phim Hài Chế Đôrêmon _ Phần 88
tấm gương vượt khó I_icon_minitimeTue May 08, 2018 8:01 am by Bá Ngọc

» 清丶风 (DiESi Remix) ♪
tấm gương vượt khó I_icon_minitimeTue May 08, 2018 7:59 am by Bá Ngọc

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Top posters
Tomst Nguyễn (1024)
tấm gương vượt khó I_vote_lcaptấm gương vượt khó I_voting_bartấm gương vượt khó I_vote_rcap 
Đặng Nguyên (931)
tấm gương vượt khó I_vote_lcaptấm gương vượt khó I_voting_bartấm gương vượt khó I_vote_rcap 
minhthien_giay (881)
tấm gương vượt khó I_vote_lcaptấm gương vượt khó I_voting_bartấm gương vượt khó I_vote_rcap 
Đắc Trung (877)
tấm gương vượt khó I_vote_lcaptấm gương vượt khó I_voting_bartấm gương vượt khó I_vote_rcap 
dodangkhoa2003 (803)
tấm gương vượt khó I_vote_lcaptấm gương vượt khó I_voting_bartấm gương vượt khó I_vote_rcap 
nhattdn123 (777)
tấm gương vượt khó I_vote_lcaptấm gương vượt khó I_voting_bartấm gương vượt khó I_vote_rcap 
quangduyluu123 (608)
tấm gương vượt khó I_vote_lcaptấm gương vượt khó I_voting_bartấm gương vượt khó I_vote_rcap 
Lê Quốc Ân (562)
tấm gương vượt khó I_vote_lcaptấm gương vượt khó I_voting_bartấm gương vượt khó I_vote_rcap 
quynhanhphan (521)
tấm gương vượt khó I_vote_lcaptấm gương vượt khó I_voting_bartấm gương vượt khó I_vote_rcap 
Bá Ngọc (428)
tấm gương vượt khó I_vote_lcaptấm gương vượt khó I_voting_bartấm gương vượt khó I_vote_rcap 
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 35 người, vào ngày Sun Mar 19, 2023 10:26 am

 

 tấm gương vượt khó

Go down 
+5
nhattdn123
nghiado
nguyenthanhtuan8604
kienkien123456789
jpgamming
9 posters
Tác giảThông điệp
jpgamming

jpgamming


Tổng số bài gửi : 3
Join date : 03/04/2017
Age : 19
Đến từ : 7/3

tấm gương vượt khó Empty
Bài gửiTiêu đề: tấm gương vượt khó   tấm gương vượt khó I_icon_minitimeMon Apr 03, 2017 9:32 am

Tóm tắt: Với lòng yêu nước, thương dân, ngày 5-6-1911 cách đây đúng một thế kỉ người thanh niên Nguyễn Tất Thành-sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rời bến Nhà Rồng ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Trong suốt quá trình hoạt động ở nước ngoài , Người phải chịu đựng nhiều khó khăn gian khổ nhưng với ý chí và nghị lực phi thường Người đã vượt qua tất cả. Người đã tranh thủ thời gian học ngoại ngữ với phương châm biết ngoại ngữ để phục vụ hoạt động cách mạng. Nhờ thông thạo nhiều ngoại ngữ: tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Trung…mà Người đã nhanh chóng tiếp thu lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin để tìm ra cho dân tộc ta một con đường cách mạng đúng đắn, đó là con đường cách mạng vô sản. Tinh thần vượt qua khó khăn gian khổ, ham học ngọai ngữ của Bác là tấm gương sáng cho học sinh sinh viên noi theo.
1.Vượt qua hạn chế của thời đại, ra nước ngoài khảo sát, học tập kinh nghiệm cách mạng thế giới - thành công đầu tiên của Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Min
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, phong trào chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta lần lượt bị thất bại. Đất nước ta đứng trước tình thế hết sức khó khăn. Nhiều nhà yêu nước đã ra nước ngoài tìm đường cứu nước, nhưng không phải ai cũng tìm được con đường đúng đắn. Chỉ có người thanh niên yêu nước đương thời Nguyễn Tất Thành-sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đến được với chủ nghĩa Mác-Lê nin và tìm ra cho dân tộc ta một con đường cách mạng giải phóng đúng đắn.
Người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã tiếp thu di sản tinh thần yêu nước của dân tộc, của các vị tiền bối cách mạng, nhưng không đi theo con đường của những người này. Nguyễn Tất Thành có tinh thần yêu nước khác với các nhà cách mạng tiền bối. Ở anh có sự suy nghĩ chín chắn, sáng suốt tuyệt vời trong những nhận định chính trị của mình. Nhận định đó dựa vào quan điểm giai cấp, quan điểm lịch sử và nếu thiếu những quan điểm đó thì dù có tinh thần yêu nước cao như thế nào đi nữa, dù có chiến đấu anh dũng đến đâu đi nữa cũng không thể tránh khỏi thất bại như những nhà cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX. Nhờ có những quan điểm chính trị đúng đắn nên Nguyễn Tất Thành đã vượt qua được hạn chế của thời đại, đây chính là thành công đầu tiên của người thanh niên yêu nước này.
Chí hướng của Nguyễn Tất Thành được hình thành vào khoảng thời gian từ năm 1900 đến năm 1905 khi Người mới mươi, mười lăm tuổi. Đây là lúc ngọn lửa duy tân mới được khơi dậy và đang cổ vũ biết bao nhiêu người dân yêu nước. Chí hướng xuất ngoại tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành không phải là sự kế tục chí hướng của các sĩ phu, mặc dù sự thất bại của các sĩ phu lúc đó có thôi thúc Người. Chí hướng của Nguyễn Tất Thành hình thành một cách độc lập gần như đồng thời với chí hướng theo chủ nghĩa dân tộc tư sản do Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh phát động trong những năm đầu thế kỉ XX. Nguyễn Tất Thành đã tránh được những hạn chế của các sĩ phu đương thời và Người sớm nhận thức được nhược điểm của Phan Bội Châu là chỉ lo đánh đuổi giặc Pháp và kì vọng vào Nhật để đánh Pháp để cuối đời ông phải soi mình xuống dòng sông Hương ở Huế mà thốt lên: “Than ôi, lịch sử của tôi là lịch sử một trăm lần thất bại và không một thành công”[3 : 45]. Vì vậy Người đã từ chối không đi Đông du. Người gần gũi hơn với tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh, nhưng mặt khác Người cũng sớm nhận thức được nhược điểm này của bậc tiền bối này là yêu cầu người Pháp cải cách “chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương”.
Nguyễn Tất Thành có hoài bão khắc phục những hạn chế của các sĩ phu, tìm ra một phương pháp hoạt động độc đáo: đi ra nước ngoài, học hỏi kinh nghiệm của nhân loại, của thế giới, tìm con đường giải phóng cho dân tộc, cho nhân dân.
Lớn lên, hiểu biết và đau xót trước cảnh thống khổ của nhân dân, Nguyễn Tất Thành đã nuôi chí lớn đánh đuổi giặc Pháp để cứu nước cứu dân. Trước khi ra nước ngoài, Người đã tham gia vào công tác bí mật, làm liên lạc giữa các tổ chức yêu nước. Từ Làng Sen vào Huế, từ Huế vào Phan Thiết, rồi từ Phan Thiết đến Sài Gòn…ở đâu Người cũng thấy cảnh thống khổ của nhân dân; yêu nước, thương dân đã thôi thúc Người hun đúc chí căm thù và quyết tâm tìm đường cứu nước.

2.Tinh thần chịu đựng và vượt qua mọi khó khăn gian khổ để hoạt động cách mạng tìm đường cứu nước, cứu dân của Bác Hồ
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, cách đây tròn một thế kỉ, người thanh niên Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Sinh Cung lấy tên là Văn Ba làm phụ bếp cho một tàu buôn của Pháp, rời bến Nhà Rồng (Sài Gòn) ra nước ngoài bắt đầu một hành trình lâu dài, gian khổ tìm đương cứu nước. Người chọn Sài Gòn làm nơi ra nước ngoài vì lúc đó Sài Gòn là trung tâm kinh tế, chính trị của chế độ thuộc địa Pháp ở Đông Dương; ở đây có bến Nhà Rồng tàu bè nước ngoài ra vào nhiều là nơi ra đi thuận lợi nhất tránh được sự kiểm soát gắt gao của mật thám Pháp. Người ra đi mang theo một chí hướng lớn với một niềm tin sắt đá: Hẹn ngày trở về giải phóng Tổ quốc và giải phóng đồng bào thân yêu.
Từ khi rời Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đã bước vào một hành trình vĩ đại: Từ bến Nhà Rồng, vượt đại dương đến Xin-ga-po, Người đã đi qua rất nhiều hải cảng khác nhau trên đường sang Pháp; từ Ha-vơ rơ Người đến Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, An-giê-ri, Tuynidi, Đông Phi rồi Công gô và hầu hết các cửa biển Tây Phi. Từ châu Phi Người sang Mĩ; Từ Mĩ Người lại vượt đại dương trở lại châu Âu. Người đã đến nhiều đất nước khác nhau, đã gặp nhiều màu da, tiếng nói khác nhau, đó là cuộc sống tăm tối cực khổ của nhân dân các nước thuộc đia. Cũng chính từ đây, những nhận thức về giai cấp, tình cảm giai cấp và tinh thần quốc tế vô sản đầu tiên đã hình thành ở Người.
Lòng yêu nước của Người được thể hiện qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu và hoạt động cách mạng. Yêu nước, Người đã tự nguyện chấp nhận cuộc sống làm thuê với đồng tiền công ít ỏi để kiếm sống, để hoạt động. Phương châm của Ngươì là lao động kiếm sống để phục vụ hoạt động cách mạng; vừa hoạt động cách mạng vừa kiếm sống. Người ra đi, bôn ba, chịu đựng mọi gian khổ khó khăn và tìm tòi với một quyết tâm sắt đá.
Trong thời gian đầu hoạt động ở nước ngoài, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã phải lao động gian khổ để kiếm sống. Người không nề hà bất cứ việc gì. Khi mới bước chân vào cuộc đời hoạt động cách mạng, Người làm phụ bếp trên tàu của hãng “Vận tải hợp nhất” của Pháp, hàng ngày phải thái rau, nhặt măng tây, rửa chảo, đốt than. Thật khó tin: Một thanh niên gầy gò, mảnh khảnh, có dáng là một học trò hơn là người lao động mà phải làm những công việc nặng nhọc hàng ngày. Để kiếm sống, Người đã phải làm việc quần quật suốt mười tám tiếng mỗi ngày với những công việc tưởng chừng như đối lập với thân thể của Người. Đó là chưa kể đến những lúc say sóng gió trong những ngày lênh đênh cùng những con tàu trên mặt biển, chưa kể đến ăn uống lam lũ và kham khổ, những lúc đầu tắt mặt tối mình bám đầy than bụi và mồ hôi. Có những lúc trên vai Người đang vác một bao nặng, con tàu gặp sóng dữ làm cho tròng trành…Cuộc sống lênh đênh trên đại dương mênh mông tựa hồ như là một bể khó khăn đối với Người. Thế nhưng, tất cả những khó khăn ấy hình như bị lu mờ trước nghị lực phi thường và lòng dũng cảm không cùng của Người, bị tiêu tan trước sự say mê tìm tòi của Người. Kĩ sư canh nông Bùi Quang Chiêu, một người Việt vào làng Tây đi tàu hạng nhất đưa gia đình sang Pháp trông thấy anh Ba gọi lại và hỏi: “Tại sao con lại chọn cái nghề khó nhọc này ? Bỏ nghề này đi, con nên chọn một nghề khác danh giá hơn” [4 : 17]. Nhưng anh Ba đã không chọn một nghề nào khác để “danh giá hơn”. Lao động đối với Người là phương tiện để sống, để đi, quan sát, học tập và tìm tòi chân lí. Người bắt đầu sự nghiệp từ hai bàn tay trắng. Nhưng hai bàn tay của Người sẽ làm nên tất cả, bất chấp mọi gian nguy và khổ cực ở phía trước.
Nguyễn Tất Thành, sau này là Nguyễn Ái Quốc đã làm tất cả, sẵn sàng làm bất cứ nghề gì, mọi công việc bằng đôi bàn tay lao động tự tin để vươn tới một mục đích cao cả: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi. Đó là tất cả những điều tôi muốn, đó là tất cả những điều tôi hiểu” [4 : 45,46]. Bằng cuộc sống lao động thực sự với nhiều nghề khác nhau, hơn ai hết Người đã thấu hiểu nỗi đau và nỗi tủi nhục của những người lao động làm thuê cho những kẻ bóc lột trong xã hội mà lao động chỉ là hình phạt và cưỡng bức.
Trong suốt hành trình tìm đường cứu nước, thiên nhiên, khí hậu những nơi Người đã từng trải qua như châu Phi nóng bức hay trời Âu giá lạnh cùng bệnh tật luôn đe dọa, thử thách thì Người luôn thắng được nó, vượt lên để sống, để khẳng định mình. Tài sản duy nhất và quí báu nhất của Người lúc đó là hai bàn tay, đôi mắt và con tim, khối óc, đôi bàn tay ấy không bao giờ từ chối một công việc khó khăn nào, dù là cào tuyết dưới trời đông giá lạnh hay vét bùn, bán báo, vẽ thuê, chụp ảnh…để kiếm sống và hoạt động. Thời kì ở Pháp (từ cuối năm 1917 đến tháng 6-1923), Anh Ba siêng năng chăm chỉ trước kia đã trở thành ông Nguyễn-một nhà hoạt động cách mạng dũng cảm, quyết đoán, là người phát ngôn cho các dân tộc thuộc địa toàn thế giới, người mà bọn mật thám Pháp suốt ngày theo dõi không một phút lơ là, là tác giả của vở kịch “Con rồng tre”, là chủ bút tờ báo “Người cùng khổ”, là người đã viết “Bản án chế độ thực dân Pháp” lừng danh, là người chiến sĩ cộng sản quốc tế tham gia sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp…Ít ai lúc đó biết rằng người đó hàng ngày phải lao động nặng nhọc, ăn uống kham khổ, mỗi bữa cơm chỉ với một ít thịt, hoặc một con cá mắm, có khi bữa ăn chỉ có một miếng bánh mì và một miếng phó mát là đủ cho cả ngày. Người thuê nhà trong ngõ Công-Poanh ở thủ đô Pa ri, một căn phòng hẹp chỉ đủ kê một chiếc giường sắt nhỏ bé, không có lò sưởi. Về mùa đông, mỗi buổi sáng trước khi đi làm, ông Nguyễn phải để một viên gạch vào lò bếp, tối đến lấy ra bọc vào giấy báo để dưới nệm cho đỡ rét. Thế nhưng bằng những bữa ăn kham khổ và đạm bạc ấy, bằng những tiện nghi đơn giản và thiếu thốn ấy Người đã vượt qua tất cả.
Chúng ta không thể nói hết được sự nhiệt tình, lòng say mê, đức ham hiểu biết của anh thanh niên Nguyễn Tất Thành. Nói sao hết được tinh thần vượt khó khăn gian khổ, lòng kiên trì và can đảm của Nguyễn Ái Quốc.

3. Lòng ham mê học tiếng nước ngoài
Trong thời gian hoạt động ở nước ngoài, mặc dù công việc bận rộn, gặp nhiều khó khăn gian khổ nhưng Bác Hồ vẫn ham học và tìm tòi với một quyết tâm sắt đá. Ở đâu Người cũng học và trước hết là học tiếng: Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…; tranh thủ học mọi lúc, mọi nơi; học bạn bè cùng đi trên tàu, cô sen, học anh thợ nấu bếp, thủy thủ trên tàu, học giáo sư người Anh…Trước khi đến nước Pháp, Bác đã đặt cho mình kế hoạch học tiếng Pháp. Nói về tinh thần say mê học tập của anh Ba trên tàu những ngày lênh đênh trên biển khơi, những người làm trên tàu kể: “Mỗi ngày, chín giờ tối công việc mới xong. Anh Ba mệt lử. Nhưng trong khi chúng tôi nghỉ hoặc đánh bài, anh Ba đọc hay viết đến mười một giờ hoặc nửa đêm” [4 : 16,17].
Những lúc tàu đi trên biển dài ngày, Người đã học tiếng Pháp với anh thủy thủ, qua những buổi trò chuyện, những lúc họ giúp Người rửa nồi, nhặt rau, thái măng. Đến Saint Adret, trong lúc ở tạm nhà người chủ tàu, Bác tranh thủ học tiếng với người giúp việc.
Khi hoạt động ở Pháp, Bác khuyên bạn bè: “đừng bỏ phí thời giờ vô ích nhìn những người đàn bà tắm ngoài bãi biển mà nên đi du lịch, học hỏi để hiểu biết được nhiều hơn” [4: 17].
Bà Hồ biết nhiều ngoại ngữ không phải hoàn toàn do năng khiếu mà điều chủ yếu là do Người kiên trì, bền bỉ học tập và có cách học hợp lí nhất, thông minh nhất, tốn ít công sức nhất mà lại đạt hiệu quả cao nhất. Khi học tiếng Pháp, Người cũng gặp không ít khó khăn trở ngại: “Ông Nguyễn bắt đầu viết rất khó khăn. Tin tức từ Việt Nam ông Nguyễn không thiếu. Ông thiếu nhất là văn Pháp. Ông Nguyễn viết làm hai bản, gửi cho tòa soạn một bản, giữ lại một bản, ông hết sức vui sướng khi thấy bài viết đầu tiên của mình được đăng trên báo, ông đọc lại bài báo đã in, so sánh và sửa chữa những chỗ viết sai, ông kiên nhẫn làm theo cách ấy. khi thấy viết bài đã bớt sai dần, ông chủ bút bảo ông Nguyễn: bây giờ Anh viết dài hơn một tí, viết độ 7-8 dòng…Dần dần ông Nguyễn có thể viết cả một cột báo và có khi dài hơn” [4 : 20]. Trong quá trình tự học, Bác rất kiên trì và luôn tìm tòi những phương pháp đạt kết quả cao: “Sau khi hỏi được nghĩa những từ mới, Người viết vào một mảnh giấy, dán vào chỗ hay để ý nhất, có khi viết vào cánh tay để trong lúc làm việc vẫn học được. Lại cả khi đi đường, Người cũng nhẩm bài học. Ban đêm khi chưa ngủ, Người lấy tay viết mò những chữ khó xuống chăn cho kì nhớ mới thôi, và thế là đã học thêm được vài từ mới nữa” [1 : 116 ].
C.Mác đã từng nói: “Biết một ngoại ngữ là một vũ khí đấu tranh trong cuộc sống”, Bác Hồ đã hiểu rất sâu sắc điều này. Việc học tiếng nước ngoài của Bác không chỉ để phục vụ cho giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày. Quan trọng hơn, Bác học tiếng nước ngoài để làm phương tiện viết sách báo tuyên truyền thức tỉnh tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, tố cáo âm mưu thâm độc của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân trong nước và nhân dân các nước thuộc địa. Động cơ đó luôn thúc đẩy Bác ra sức tự học để thông thạo tiếng nước ngoài và dùng nó để phục vụ công tác tuyên truyền cách mạng. Trong thời gian hoạt động ở Pháp, Bác đã viết nhiều bài bằng tiếng Pháp đăng trên báo Nhân Đạo (tờ báo của Đảng Xã hội Pháp) và tạp chí Đời sống công nhân. Năm 1922, khi vua Khải Định sang Pari, Người đã viết vở kịch Con Rồng tre bằng tiếng Pháp để đả kích ông vua bù nhìn này. Tại Pari, Bác cùng một số nhà cách mạng ở các nước thuộc địa Pháp thành lập tổ chức Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa và ra báo Người cùng khổ (Le Paria) do chính Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Báo được xuất bản bằng tiếng Pháp để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào các nước thuộc địa Pháp, thức tỉnh nhân dân các nước này đứng lên đấu tranh tự giải phóng. Năm 1925, cuốn sách Lên án chủ nghĩa thực dân do Người viết được xuất bản bằng tiếng Pháp ở Pari. Tác phẩm này cùng những bài viết của Người có tiếng vang rất lớn và được dư luận thế giới đánh giá cao.
Tháng 6 năm 1923, Bác Hồ bí mật rời Pháp sang Liên xô. Trong thời gian một năm rưỡi ở Liên xô, Người đã tự học và sử dụng thành thạo tiếng Nga, một ngoại ngữ khó học, bình thường một sinh viên đại học phải học bốn năm mới đọc thông, viết thạo. Để sử dụng tiếng Nga thành thạo, Bác Hồ phải phấn đấu liên tục, vừa tự học vừa thực hành nâng cao. Người đã viết nhiều bài bằng tiếng Nga đăng trên báo Sự thật (Pravđa) của Đảng Cộng sản Liên xô và tạp chí Thư tín Quốc tế. Sau này khi về nước, trong thời kì hoạt động ở Pắc Bó (Cao Bằng), Người đã dịch cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Liên xô từ bản tiếng Nga sang tiếng Việt để dùng cho cán bộ, đảng viên học tập, nghiên cứu. Trong một bài thơ do Bác sáng tác ở Pắc Bó đã nói tới điều này:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.[7 : 10]

Sau này, trong kháng chiến chống Pháp, Bác còn dịch cuốn sách Tỉnh ủy bí mật, của tác giả A.Phê-đô-rốp, một nhà lãnh đạo phong trào du kích ở Liên xô và viết tựa đề cho cuốn sách này để làm tài liệu tuyên truyền.
Ngay từ năm 1935, ngoài tiếng Hán, Pháp, Anh, Nga được xem là những ngôn ngữ quốc tế thông dụng ra, Bác Hồ còn biết cả tiếng Đức, Italia và một ngôn ngữ của một số nước nữa…Nhờ biết nhiều ngoại ngữ, Người đã sớm tiếp thu lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, và Người đã sử dụng ngoại ngữ như như một công cụ để hoạt động cách mạng. Ngoại ngữ đã giúp Bác tìm hiểu và biết sâu sắc nền văn hóa của nhiều nước trên thế giới. Người thích đọc các tác phẩm văn học nước ngoài bằng chính ngôn ngữ của nước đó: “Bác thích đọc Sếch-pia và Đich-ken bằng tiếng Anh, Lỗ Tấn bằng tiếng Hán, Huy-gô và Dô-la bằng tiếng Pháp” [4 : 33]. Trong thời gian bị giam giữ ở nhà tù của bọn phản động Tưởng Giới Thạch, Người đã viết tập thơ Nhật kí trong tù bằng chữ Hán đã gây tiếng vang lớn trong và ngoài nước.
Qua tấm gương học ngoại ngữ của Bác, đã để lại cho chúng ta, đặc biệt là học sinh sinh viên một bí quyết thành công khi học tiếng nước ngoài “là tinh thần chịu khó, bền bỉ, không nóng vội vì học ngoại ngữ là phải rèn luyện không ngừng để củng cố kĩ năng ngôn ngữ mới sử dụng được nó một cách sinh động có hiệu quả” [5 : 9 ]. Trong thời gian hoạt động ở Xiêm (Thái lan), Bác Hồ tự học tiếng Xiêm: “Bác đề ra mỗi ngày học mười chữ. Có người chê ít, đòi học nhiều hơn nhưng chỉ ba tháng sau Bác đã xem được báo chữ Xiêm, còn những người khác háo hức lúc đầu thì kết quả chẳng được bao nhiêu…” [7 : 10]. Trong một lần đến thăm và nói chuyện với giáo viên và sinh viên trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, khi nói về việc học tiếng nước ngoài, Bác có nói: “Nếu chúng ta học mỗi ngày năm chữ (không yêu cầu nhiều hơn) thì trong một trăm ngày chúng ta học được năm trăm chữ, sáu tháng học được tám trăm chữ. Biết tám trăm chữ chúng ta có thể đọc được báo đối với một số ngoại ngữ. Như vậy, ước mơ nắm được ba, bốn ngoại ngữ của chúng ta không phải là khó đạt tới” [6 : 27].
Sau này, khi đã trở thành Chủ tịch nước, Người vẫn tranh thủ thời gian để học ngoại ngữ. Thậm chí, lúc tuổi đã cao nhưng Bác Hồ vẫn tạo cho mình thói quen tự học ngoại ngữ. Theo nhà nhiếp ảnh nổi tiếng Đinh Đăng Định, người nhiều năm được sống gần Bác Hồ kể lại: “Hồi trước chiến tranh phá hoại của Mĩ, lúc sức khỏe còn tốt, Bác Hồ vẫn giành mỗi tuần một buổi tối để học thêm tiếng Nga. Ngoài bảy mươi tuổi Người vẫn đều đặn tự nâng cao trình độ tiếng nước ngoài”[6 : 45]. Với vốn ngoại ngữ quí giá đã giúp Người tích lũy hiểu biết về các nước, các dân tộc, hòa hợp trong mình tất cả những tinh hoa của thế giới và của thời đại.

KẾT LUẬN
Trong bối cảnh đất nước ta bị kẻ thù xâm lược, nhân dân ta phải sống cảnh lầm than nô lệ, phong trào chống Pháp của nhân dân ta lần lượt bị thất bại, cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta bị bế tắc, khủng hoảng về đường lối và lãnh đạo thì người thanh niên Nguyễn Tất Thành với nhiệt huyết yêu nước đã vượt qua hạn chế của thời đại ra nước ngoài tìm đường cứu nước, cứu dân. Người đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm ra cho dân tộc ta một con đường cách mạng đúng đắn. Tự hào cho đất nước ta đã sinh ra một người thanh niên như vậy. Trong lúc đất nước ta đang chìm đắm trong đêm trường nô lệ, trong lúc mà không ít thanh niên Việt Nam chưa nhận thức được nỗi đau mất nước, chưa tìm ra được lối thoát cho dân tộc thì người thanh niên ấy đã ra đi với sự lựa chọn con đường sáng suốt và đúng đắn. Để có con đường ấy, Người đã phải hi sinh tuổi thanh xuân, cống hiến cả cuộc đời mình bằng một ý chí và nghị lực phi thường để đưa dân tộc ta đến bến bờ vinh quang như ngày hôm nay. Tinh thần vượt qua mọi khó khăn gian khổ, lòng say mê tìm tòi không mệt mỏi và ham học ngoại ngữ của Bác Hồ là một gương mẫu chuẩn mực để mọi người dân Việt Nam chúng ta, đặc biệt là học sinh sinh viên-những người chủ tương lai của đất nước học tập và noi theo.
( Bài đăng trong Kỉ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc “Một thế kỉ Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước” do Trường Đại học Sài Gòn tổ chức , tháng 6/2011 ).
Về Đầu Trang Go down
The author of this message was banned from the forum - See the message
The author of this message was banned from the forum - See the message
The author of this message was banned from the forum - See the message
The author of this message was banned from the forum - See the message
The author of this message was banned from the forum - See the message
The author of this message was banned from the forum - See the message
The author of this message was banned from the forum - See the message
nguyenthanhtuan8604




Tổng số bài gửi : 1
Join date : 03/04/2017

tấm gương vượt khó Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tấm gương vượt khó   tấm gương vượt khó I_icon_minitimeMon Apr 03, 2017 3:39 pm

hơi dài
Về Đầu Trang Go down
nghiado
๖ۣۜThần ๖ۣۜThoại
๖ۣۜThần ๖ۣۜThoại
nghiado


Tổng số bài gửi : 148
Join date : 29/03/2017
Age : 19
Đến từ : lớp 6/3

tấm gương vượt khó Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tấm gương vượt khó   tấm gương vượt khó I_icon_minitimeMon Apr 03, 2017 8:27 pm

Không hổ danh là bác .Luôn vì dân vì nước
Về Đầu Trang Go down
nhattdn123
♫ ♫ ♫ ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
♫ ♫ ♫  ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
nhattdn123


Tổng số bài gửi : 777
Join date : 30/03/2017
Age : 21
Đến từ : 9/1

tấm gương vượt khó Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tấm gương vượt khó   tấm gương vượt khó I_icon_minitimeMon Apr 03, 2017 8:34 pm

Very Happy Very Happy Very Happy
Về Đầu Trang Go down
nhattdn123
♫ ♫ ♫ ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
♫ ♫ ♫  ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
nhattdn123


Tổng số bài gửi : 777
Join date : 30/03/2017
Age : 21
Đến từ : 9/1

tấm gương vượt khó Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tấm gương vượt khó   tấm gương vượt khó I_icon_minitimeMon Apr 03, 2017 9:14 pm

Basketball Basketball Basketball
Về Đầu Trang Go down
quangduyluu123
♫ ♫ ♫ ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
♫ ♫ ♫  ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫



Tổng số bài gửi : 608
Join date : 01/04/2017
Age : 19
Đến từ : Lớp 7/1

tấm gương vượt khó Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tấm gương vượt khó   tấm gương vượt khó I_icon_minitimeFri Apr 07, 2017 9:52 pm

HÌ cái này phải để trong phần Lịch sử chứ
Về Đầu Trang Go down
quangduyluu123
♫ ♫ ♫ ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
♫ ♫ ♫  ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫



Tổng số bài gửi : 608
Join date : 01/04/2017
Age : 19
Đến từ : Lớp 7/1

tấm gương vượt khó Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tấm gương vượt khó   tấm gương vượt khó I_icon_minitimeFri Apr 07, 2017 9:53 pm

Very Happy Question Question Question Question
Về Đầu Trang Go down
lê phước trung
๖ۣۜThần ๖ۣۜThoại
๖ۣۜThần ๖ۣۜThoại
lê phước trung


Tổng số bài gửi : 83
Join date : 08/04/2017
Age : 20
Đến từ : ๖ۣۜĐà ๖ۣۜNẵng

tấm gương vượt khó Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tấm gương vượt khó   tấm gương vượt khó I_icon_minitimeSun Apr 09, 2017 8:02 pm

bài hay nhưng dài quá
lol! lol! lol! lol!
Về Đầu Trang Go down
dodangkhoa2003
♫ ♫ ♫ ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
♫ ♫ ♫  ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
dodangkhoa2003


Tổng số bài gửi : 803
Join date : 29/03/2017
Age : 20
Đến từ : Lớp 8/1 trường THCS Trần Đại Nghĩa

tấm gương vượt khó Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tấm gương vượt khó   tấm gương vượt khó I_icon_minitimeSun Apr 09, 2017 8:18 pm

Bài dài quá đi lướt xem mà muốn mỏi miệng
Về Đầu Trang Go down
dodangkhoa2003
♫ ♫ ♫ ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
♫ ♫ ♫  ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
dodangkhoa2003


Tổng số bài gửi : 803
Join date : 29/03/2017
Age : 20
Đến từ : Lớp 8/1 trường THCS Trần Đại Nghĩa

tấm gương vượt khó Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tấm gương vượt khó   tấm gương vượt khó I_icon_minitimeSun Apr 09, 2017 8:18 pm

Hic hic hay thật
Về Đầu Trang Go down
dodangkhoa2003
♫ ♫ ♫ ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
♫ ♫ ♫  ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
dodangkhoa2003


Tổng số bài gửi : 803
Join date : 29/03/2017
Age : 20
Đến từ : Lớp 8/1 trường THCS Trần Đại Nghĩa

tấm gương vượt khó Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tấm gương vượt khó   tấm gương vượt khó I_icon_minitimeSun Apr 09, 2017 8:19 pm

geek geek geek geek geek geek geek geek geek geek geek geek geek geek geek geek geek geek geek geek geek geek geek geek geek geek geek geek geek geek
Về Đầu Trang Go down
thugiang.1010
๖ۣۜThần ๖ۣۜThoại
๖ۣۜThần ๖ۣۜThoại
thugiang.1010


Tổng số bài gửi : 218
Join date : 29/03/2017
Age : 20
Đến từ : trường THCS Trần Đại Nghĩa / lớp 8/1

tấm gương vượt khó Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tấm gương vượt khó   tấm gương vượt khó I_icon_minitimeMon Apr 10, 2017 9:28 am

tem
Về Đầu Trang Go down
thugiang.1010
๖ۣۜThần ๖ۣۜThoại
๖ۣۜThần ๖ۣۜThoại
thugiang.1010


Tổng số bài gửi : 218
Join date : 29/03/2017
Age : 20
Đến từ : trường THCS Trần Đại Nghĩa / lớp 8/1

tấm gương vượt khó Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tấm gương vượt khó   tấm gương vượt khó I_icon_minitimeMon Apr 10, 2017 9:30 am

Surprised Surprised Surprised
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





tấm gương vượt khó Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tấm gương vượt khó   tấm gương vượt khó I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
tấm gương vượt khó
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» câu đố vượt ngục
» Vượt qua thử thách cùng lối "Tư duy cá mập suy nghĩ cá vàng"
» [b]Bí mật của "ảnh gương": :study:
» Gia đình là số 1 sitcom | tập 34 full: bà Tám Gai vượt ngục, đe dọa sự sống của Việt Anh, Phi Phụng
» Có thật kiến là những kẻ lao động gương mẫu ?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA :: Thông Tin Hoạt Động :: Hình ảnh :: Khối 7-
Chuyển đến