TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA

Website học sinh trường THCS Trần Đại Nghĩa
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Latest topics
» Web tự code
tiểu sử Lý Thánh Tông I_icon_minitimeSun Nov 11, 2018 7:48 pm by quangduyluu123

» 10 Câu Đố Logic Mà 80% Mọi Người Giải Sai - Tốt Hơn
tiểu sử Lý Thánh Tông I_icon_minitimeTue Oct 23, 2018 6:43 pm by minhthien_8.1

» Nhạc Tokyo Ghoul Phiên Bản Tiếng Việt
tiểu sử Lý Thánh Tông I_icon_minitimeTue Oct 23, 2018 6:39 pm by minhthien_8.1

» TAO VỚI MÀY
tiểu sử Lý Thánh Tông I_icon_minitimeTue Oct 23, 2018 6:06 pm by minhthien_8.1

» Nhìn Vào Đôi Mắt Này | OST Chàng Trai Của Em - Long Cao ft Thái Vũ (BlackBi)
tiểu sử Lý Thánh Tông I_icon_minitimeMon May 14, 2018 9:54 pm by Huỳnh Bá Nhật Huy

» Top 5 Trận Chiến của Kaneki trong Tokyo Ghoul! [60FPS]
tiểu sử Lý Thánh Tông I_icon_minitimeSun May 13, 2018 7:42 pm by Bá Ngọc

» PHIM HÀNH ĐỘNG KINH DỊ MỚI 2018 | NGẠ QUỶ TOKYO | VIETSUB
tiểu sử Lý Thánh Tông I_icon_minitimeSun May 13, 2018 7:41 pm by Bá Ngọc

» Phim Hài Chế Đôrêmon _ Phần 88
tiểu sử Lý Thánh Tông I_icon_minitimeTue May 08, 2018 8:01 am by Bá Ngọc

» 清丶风 (DiESi Remix) ♪
tiểu sử Lý Thánh Tông I_icon_minitimeTue May 08, 2018 7:59 am by Bá Ngọc

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Top posters
Tomst Nguyễn (1024)
tiểu sử Lý Thánh Tông I_vote_lcaptiểu sử Lý Thánh Tông I_voting_bartiểu sử Lý Thánh Tông I_vote_rcap 
Đặng Nguyên (931)
tiểu sử Lý Thánh Tông I_vote_lcaptiểu sử Lý Thánh Tông I_voting_bartiểu sử Lý Thánh Tông I_vote_rcap 
minhthien_giay (881)
tiểu sử Lý Thánh Tông I_vote_lcaptiểu sử Lý Thánh Tông I_voting_bartiểu sử Lý Thánh Tông I_vote_rcap 
Đắc Trung (877)
tiểu sử Lý Thánh Tông I_vote_lcaptiểu sử Lý Thánh Tông I_voting_bartiểu sử Lý Thánh Tông I_vote_rcap 
dodangkhoa2003 (803)
tiểu sử Lý Thánh Tông I_vote_lcaptiểu sử Lý Thánh Tông I_voting_bartiểu sử Lý Thánh Tông I_vote_rcap 
nhattdn123 (777)
tiểu sử Lý Thánh Tông I_vote_lcaptiểu sử Lý Thánh Tông I_voting_bartiểu sử Lý Thánh Tông I_vote_rcap 
quangduyluu123 (608)
tiểu sử Lý Thánh Tông I_vote_lcaptiểu sử Lý Thánh Tông I_voting_bartiểu sử Lý Thánh Tông I_vote_rcap 
Lê Quốc Ân (562)
tiểu sử Lý Thánh Tông I_vote_lcaptiểu sử Lý Thánh Tông I_voting_bartiểu sử Lý Thánh Tông I_vote_rcap 
quynhanhphan (521)
tiểu sử Lý Thánh Tông I_vote_lcaptiểu sử Lý Thánh Tông I_voting_bartiểu sử Lý Thánh Tông I_vote_rcap 
Bá Ngọc (428)
tiểu sử Lý Thánh Tông I_vote_lcaptiểu sử Lý Thánh Tông I_voting_bartiểu sử Lý Thánh Tông I_vote_rcap 
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 35 người, vào ngày Sun Mar 19, 2023 10:26 am

 

 tiểu sử Lý Thánh Tông

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
mydung63tdn
๖ۣۜThần ๖ۣۜThoại
๖ۣۜThần ๖ۣۜThoại
mydung63tdn


Tổng số bài gửi : 58
Join date : 29/03/2017
Age : 19
Đến từ : lớp 6/3

tiểu sử Lý Thánh Tông Empty
Bài gửiTiêu đề: tiểu sử Lý Thánh Tông   tiểu sử Lý Thánh Tông I_icon_minitimeSat Apr 01, 2017 8:27 am

Ông tên thật là Lý Nhật Tôn (李日尊), là con trưởng của Lý Thái Tông và Kim Thiên hoàng hậu họ Mai. Ông sinh ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi, niên hiệu Thuận Thiên thứ 14 (tức ngày 30 tháng 3 năm 1023) tại cung Long Đức, vào cuối thời Lý Thái Tổ.[5][6] Tháng 5 âm lịch năm 1028, ngay sau khi lên ngôi, Lý Thái Tông sách phong Lý Nhật Tôn làm Thái tử.
Theo sách Đại Việt sử lược, thái tử Nhật Tôn sớm trở nên "tinh thông kinh truyện, hiểu âm luật, lại càng giỏi về võ lược".[5] Tháng 8 âm lịch năm 1033, Lý Thái Tông phong ông tước Khai Hoàng Vương và dựng cung Long Đức làm nơi ở cho ông. Ông đã sớm được tiếp xúc với dân chúng, nên hiểu được nỗi khổ của dân và thông thạo nhiều việc.
Tháng 2 âm lịch năm 1037, ông được Thái Tông phong làm Đại nguyên soái, cùng cha đi dẹp quân nổi dậy ở Lâm Tây (Lai Châu) và giành được chiến thắng.
Tháng 2 âm lịch năm 1039, Lý Thái Tông thân chinh đi đánh Nùng Tồn Phúc ở mạn tây bắc. Thái tử Nhật Tôn mới 17 tuổi được cử làm giám quốc, coi sóc kinh thành và việc triều chính.
Ngày 1 tháng 4 âm lịch năm 1040, ông lại được Lý Thái Tông giao quyền xét xử các vụ kiện tụng trong nước, lập cơ quan ở điện Quảng Vũ. Theo sử gia Ngô Sĩ Liên, đây là một trường hợp hiện có trong thời quân chủ Việt Nam, vì xử án là chức năng của cơ quan Hữu ty trong khi các thái tử chỉ có bổn phận hầu hạ vua, giúp vua đánh dẹp và làm giám quốc khi vua đi xa.
Mùa đông năm 1042, cư dân châu Văn (nay thuộc Lạng Sơn) làm binh biến. Ngày 1 tháng 10 âm lịch năm đó, Thái Tông phong Nhật Tôn làm Đô thống Đại nguyên soái, chỉ huy quân đội đi trấn áp. Đến ngày 1 tháng 3 âm lịch năm 1043, ông lại được cử làm Đô thống Đại nguyên soái đi dẹp loạn ở châu Ái (nay thuộc Thanh Hoá).[11][12] Đại Việt Sử lược chép rằng, "Thánh Tông... đánh dẹp giặc giã, tới đâu cũng đều đánh thắng được cả".
Mùa xuân năm 1044, chiến tranh Việt-Chiêm bùng nổ. Lý Thái Tông trực tiếp tấn công Chiêm Thành, giao cho thái tử Nhật Tôn làm Lưu thủ kinh sư.
Cai trị
Tháng 7 âm lịch năm 1054, thấy mình già yếu, Thái Tông cho phép Thái tử Nhật Tôn ra coi chầu nghe chính sự.[14][15] Đến ngày 1 tháng 10 âm lịch (3 tháng 11 dương lịch) năm 1054, Lý Thái Tông qua đời.[14] Lý Nhật Tông lên nối ngôi, tức hoàng đế Lý Thánh Tông, lấy niên hiệu đầu là Long Thụy Thái Bình. Ông lập 8 hoàng hậu, và tôn mẹ là Mai thị làm Linh Cảm thái hậu.
Trong thời gian cầm quyền, Lý Thánh Tông tự xưng là "vạn thặng"[16] và đặt 5 niên hiệu:
Long Thụy Thái Bình (1054 – 1058)
Chương Thánh Gia Khánh (1059 – 1065)
Long Chương Thiên Tự (1066 – 1067)
Thiên Huống Bảo Tượng (1068)
Thần Vũ (1069 – 1072)
Đối nội
Ngay sau khi lên ngôi, năm 1054 Lý Thánh Tông đã đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt.[17] Quốc hiệu này kéo dài 346 năm cho tới khi nhà Hồ đổi thành Đại Ngu (1400)[18], sau đó được nhà Lê khôi phục năm 1428[19], và tồn tại đến đầu thời nhà Nguyễn.
Lý Thánh Tông được sử cũ mô tả là một hoàng đế nhân đức.[3][8] Đại Việt Sử lược ghi lại, trong mùa đông năm 1055, Thánh Tông từng nói với các quan hầu cận: "Ta ở trong cung sâu, sưởi là than, mặc áo hồ cừu mà còn lạnh như thế này, huống chi những kẻ ở trong tù, khốn khổ vì trói buộc, phải trái chưa phân minh mà quần áo không đủ, thân thể không có gì che, nên mỗi khi bị cơn gió lạnh khắc nghiệt thì há không chết được người vô tội hay sao! Ta vô cùng thương xót". Tiếp đó, ông sai quan Hữu ty cấp mền, chiếu trong kho cho tù nhân, và yêu cầu cung cấp cho người tù hai bữa ăn đầy đủ mỗi ngày. Cùng năm đó, Thánh Tông truyền lệnh giảm một nửa tô thuế cho dân cả nước.
Lý Thánh Tông còn chủ trương giảm các hình phạt trong nước. Theo Đại Việt Sử lược, một trong những hành động đầu tiên của ông sau khi lên ngôi là sai đốt các công cụ tra tấn. Đại Việt Sử ký Toàn thư cũng chép, vào tháng 6 âm lịch năm 1065, khi đang ngự ở điện Thiên Khánh ở xét án, nhà vua chỉ vào Động Thiên công chúa đứng cạnh ông và tuyên bố: "Lòng trẫm yêu dân cũng như yêu con trẫm vậy, hiềm vì trăm họ ngu dại, làm càn phải tội, trẫm lấy làm thương lắm. Từ rày về sau tội gì cũng giảm nhẹ bớt đi". Đến năm 1070, ông lại cho phép những người chịu hình phạt đánh roi (trượng hình) được nộp tiền để giảm tội. Ngoài ra, vào năm 1067, nhà vua đã định ra chế độ lương bổng hàng năm cho quan Đô hộ phủ sĩ sư (người đứng đầu cơ quan tư pháp cả nước) và các cai ngục: theo đó, Đô hộ phủ sĩ sư được hưởng 50 quan tiền, 100 bó lúa và các loại cá muối; ngục lại mỗi người nhận 20 quan tiền và 100 bó lúa. Chính sách này giúp nâng cao tinh thần thanh liêm của các quan hình án.
Giống như tiên đế Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông đã chú trọng sản xuất nông nghiệp. Tháng 10 âm lịch năm 1056, nhà vua ban bố Chiếu khuyến nông. Ông cũng đi đến nhiều nơi để xem nông dân gặt lúa.[24] Khi sản xuất gặp khó khăn (như vào tháng 4 âm lịch năm 1070), nhà vua ông đem tiền, thóc và lụa trong kho phát cho dân nghèo.
Tháng 8 âm lịch năm 1059, Lý Thánh Tông bắt đầu áp dụng kiểu mẫu triều phục cho bá quan. Tại điện Thủy Tinh, ông đã ban phát mũ cánh chuồn (hay mũ phốc đầu) và hia cho quan viên; từ đây có lệ quan lại vào chầu phải đội mũ cánh chùa và mang hia.
Về quân sự, Lý Thánh Tông chia quân chính quy làm 8 hiệu quân, đặt tên là Ngự Long, Vũ Thắng, Long Dực, Thần Điện, Phủng Thánh, Bảo Thắng, Hùng Lược và Vạn Tiệp. Mỗi hiệu quân có 4 bộ gồm Tả, Hữu, Tiền và Hậu, hợp lại là 100 đội có kỵ binh, cung thủ và lính bắn đá. Còn phiên binh (quân các vùng sâu xa) thì được phiên chế thành các đội riêng. Mô hình quân đội của Lý Thánh Tông đã đạt được trình độ cao đến mức một võ quan nhà Tống là Thái Diên Khánh phải áp dụng, và được Tống Thần Tông khen ngợi.
Lý Thánh Tông còn là một tín đồ Phật giáo mộ đạo. Ông đã cho xây nhiều chùa tháp, dựng các tượng Đế Thích, Phạm Thiên bằng vàng và đúc chuông đồng lớn. Đặc biệt, trong khuôn viên chùa Súng Khánh, nhà vua sai dựng Bảo tháp Đại Thắng Tư Thiên (gọi tắt là Tháp Báo Thiên) vào năm 1056.[6] Ngôi tháp này có 12 tầng và cao 20 chục trường (chừng 70m). Đây được xem là một trong An Nam tứ đại khí, tức 4 kỳ quan của Đại Việt thời Lý-Trần. Lý Thánh Tông còn là một thiền sư-cư sĩ, được coi là vị tổ thứ hai của Thiền phái Thảo Đường – một trong ba dòng thiền chính tại Đại Việt thời đó. Theo giáo sư Hoàng Xuân Hãn trong sách Lý Thường Kiệt: lịch-sử ngoại-giao triều Lý, các biểu hiện thương dân của Thánh Tông xuất phát từ sự thấm nhuần tinh thần từ bi của Phật pháp, chứ không phải từ động cơ tuyên truyền chính trị. Bên cạnh đó, ông rất chú trọng mở màng Nho học. Mùa thu năm 1070, nhà vua đã xây dựng Văn miếu và tạc tượng thờ Chu Công, Khổng Tử cùng 4 học trò xuất sắc. Ông cũng cho vẽ tranh thờ 72 môn sinh của Khổng Tử và sai tế lễ bốn mùa.
Dưới thời Lý Thánh Tông, xã hội Đại Việt tương đối ổn định. Bên cạnh đó, một số cuộc binh biến đã xảy ra tại động Sa Đãng (1061), năm huyện Ái Châu và Giang Long (1061), động Sa Ma - nay thuộc Hòa Bình (tháng 10 âm lịch năm 1064) và châu Mang Quán - Lạng Sơn (tháng 7 âm lịch năm 1065). Lý Thánh Tông đã tự mình cầm quân đánh bại các cuộc nổi dậy này.[31] Lý Thánh Tông có người vợ thứ là Nguyên phi Ỷ Lan cũng nổi tiếng có tài trị nước. Nhà vua muộn con, không có thái tử giám quốc như các đời trước khi đi chinh chiến nhưng việc chính sự được yên ổn nhờ tay Nguyên phi Ỷ Lan.
Đối ngoại
Với đế quốc Tống
Sau các cuộc quấy phá của Nùng Trí Cao vào Trung Hoa, quan hệ Tống-Đại Việt trở nên căng thẳng. Tri châu Ung là Tiêu Chú đã thuyết phục hoàng đế nhà Tống chuẩn bị tấn công Đại Việt. Lý Thánh Tông đã nắm được tình hình này, và thoạt tiên ông chọn cách ứng xử mềm dẻo.Tháng 4 âm lịch năm 1057, ông sai Mai Nguyên Thanh mang thú lạ sang dâng cống cho Tống, và bảo rằng đây là "kỳ lân". Nghe lời khuyên của Tư Mã Quang, hoàng đế nhà Tống từ chối không nhận. Sau đó Tiêu Chú lại cho quân khiêu khích dọc theo biên giới.
Tháng 3 âm lịch năm 1059, Lý Thánh Tông dẫn quân từ miền đông bắc đánh phá đất Tống. Về sự kiện này, Toàn thư chỉ chép Thánh Tông "đánh Khâm Châu nước Tống, khoe binh uy rồi về, vì ghét nhà Tống phản phúc". Nhưng học giả Hoàng Xuân Hãn viện dẫn các sách sử của Tống cho biết vua Lý đã chiếm các động Cổ Vạn, Tư Lẩm và Chiêm Lăng, giết quan nhà Tống là Lý Duy Tân, đồng thời bắt giữ nhiều quân, dân và vật nuôi. Vua Tống và các quan lộ Quảng Tây phải ra dụ cấm Tiêu Chú gây sự với Đại Việt, rồi vua Lý mới rút quân về.
Cũng vào năm 1059, một số quân, dân Đại Việt đã lánh sang châu Tây Bình của Tống. Họ được chỉ huy quân sự Tây Bình là Vi Huệ Chính bao che. Thánh Tông sai châu mục Lạng Châu là Thân Thiệu Thái mang quân sang bắt lại. Từ động Giáp (Đại Việt), Thân Thiệu Thái tiến quân vào huyện Như Ngao (Tây Bình) và giao chiến với quân Tống do Tống Sĩ Nghiêu chỉ huy. Sau trận đánh này, Thân Thiệu Thái rút quân về nước; Tống Sĩ Nghiêu phản công đánh vào động Giáp nhưng bị quân Đại Việt đập tan. Đến năm 1060, Thánh Tông lại sai Thân Thiệu Thái tấn công đất Tống, giết chết Tống Sĩ Nghiêu cùng 4 tướng thuộc hạ. Quân Tống ở Tây Bình chống cự không nổi. Từ châu Tây Bình, quân Đại Việt tiến tới châu Ung và tấn công trại Vĩnh Bình. Quân Tống lại thua; quân Đại Việt bắt được chỉ huy sứ Dương Bảo Tài cùng nhiều quân dân. Vua Tống sai Thị lang Bộ lại Dư Tĩnh tung quân lộ Quảng Nam Tây phản kích nhưng không thành công.
Sau các trận đánh trên biên giới, nhà Tống sa thải các quan lại hiếu chiến như Tiêu Cố, Tiêu Chú, đồng thời cử Dư Tĩnh sang điều đình với Đại Việt. Lý Thánh Tông cử Phí Gia Hậu đi hoà đàm, đối đãi với Dư Tĩnh rất hậu nhưng cương quyết không trả Dương Bảo Tài và quân dân bị bắt.
Với Chiêm Thành
Bài chi tiết: Chiến tranh Việt-Chiêm 1069
Ở phía Nam, Chiêm Thành đã bị Lý Thái Tông đánh bại trong cuộc chiến năm 1044; nhưng sang thời Lý Thánh Tông, họ vẫn thường hay quấy nhiễu Đại Việt. Tháng 2 âm lịch năm 1069, Lý Thánh Tông quyết định mở chiến dịch đánh Chiêm. Ông thân chinh cầm quân tấn công, đánh tan quân Chiêm Thành và bắt được vua Chiêm là Chế Củ (Rudravarman III).
Về cuộc chiến năm 1069, Đại Việt Sử ký Toàn thư có ghi nhận:
Mùa xuân, tháng 2, vua thân đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua nước ấy là Chế Củ và dân chúng 5 vạn người. Trận này vua đánh chiêm thành mãi không được, đem quân về đến châu Cư Liên, nghe tin Nguyên phi giúp việc nội trị, lòng dân cảm hoá hoà hợp. Trong cõi vững vàng, tôn sùng Phật giáo, dân gọi là bà Quan Âm, vua nói: "Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là nam nhi lại chẳng được việc gì hay sao?". Bèn quay lại đánh nữa, thắng được.
Mùa hạ, tháng 6 đem quân về. Mùa thu, tháng 7, vua từ Chiêm thành về đến nơi, dâng tù ở Thái Miếu, đổi niên hiệu là Thần Vũ năm thứ 1.
Còn Đại Việt Sử lược chép rằng:[34]
Mùa xuân, tháng 2, ngày Mậu Tuất vua xuống chiếu thân chinh đến nước Chiêm Thành. Ngày Đinh vị vua thề ở nơi Long Trì... Ngày Ất Sửu sai bọn Hoàng Tiệp trong hàng Đại Liêu Ban đánh cửa biển Nhật Lệ thắng lợi... Ngày Bính Tý đóng quân ở Thị Lợi Bì Nại, có cái hiện tượng là hai con chim đều bay theo thuyền vua như thể dẫn đường vậy. Đại quân tiến lên trước đóng ở bờ sông Tu Mao thấy tướng Chiêm Thành là Bố Bì Dà La đang bày trận ở bờ sông. Quan quân xông ra đánh, chém Bố Bì Dà La, quân Chiêm chết vô số. Chúa Chiêm Thành là Đệ Củ nghe quân bị thua bèn dắt vợ con ban đêm lẫn trốn. Đêm ấy, quan quân kéo rốc vào thành Phật Thệ, đến bến Đồng La, dân ở thành Phật Thệ xin hàng.
Mùa hạ, tháng 4 Nguyên Soái Nguyễn Thường Kiệt bắt được Đệ Củ ở biên giới Chân Lạp. Mùa hạ, tháng 5 vua ngự tiệc cùng quần thần ở ngôi điện của vua Chiêm Thành, vua lại thân hành múa thuẫn và đánh cầu ở nơi thềm điện ấy,...
Sau chiến thắng, Lý Thánh Tông giải Chế Củ đem về Thăng Long. Vua Chiêm xin dâng đất ba châu là Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính để chuộc tội. Thánh Tông lấy 3 châu ấy và tha cho Chế Củ về nước.[33][35] Những châu ấy nay ở địa hạt các huyện Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hoá, Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình và huyện Bến Hải tỉnh Quảng Trị.
Qua đời
Ngày Canh Dần tháng 1 năm Nhâm Tý (tức ngày 1 tháng 2 năm 1072), Lý Thánh Tông qua đời ở điện Hội Tiên[34], trị vì được 17 năm, hưởng thọ 49 tuổi và được an táng ở Thọ Lăng.
Thái tử Lý Càn Đức mới 7 tuổi lên thay, tức hoàng đế Lý Nhân Tông.
Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư có lời nhận định về Lý Thánh Tông:[6]
Về Đầu Trang Go down
Tomst Nguyễn
♫ ♫ ♫ ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
♫ ♫ ♫  ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
Tomst Nguyễn


Tổng số bài gửi : 1024
Join date : 29/03/2017
Age : 19
Đến từ : Lớp 7/1 Trường Trung Học CS Trần Đại Nghĩa

tiểu sử Lý Thánh Tông Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tiểu sử Lý Thánh Tông   tiểu sử Lý Thánh Tông I_icon_minitimeMon Apr 03, 2017 6:18 pm

hay quá nhưng hơi dài
Về Đầu Trang Go down
 
tiểu sử Lý Thánh Tông
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thách thức danh hài 3 | tập 18: tổng hợp 2 tiết mục của cô bé nhí nói nhanh như gió Mai Thanh Hà
» Phạm Tu (范脩, 476-545) là võ tướng, công thần khai quốc nhà Tiền Lý trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công giúp Lý Nam Đế đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, thành lập nước Vạn Xuân độc lập. Mục lục [ẩn] 1 Tiểu sử 2 Phò vua Lý đuổi Tiêu Tư 3 Đánh đ
» Người hùng tí hon 2| tập 11: Thanh Duy "hốt hoảng" với những câu hỏi khó của Tin Tin, Tú Thanh
» Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) 11:39, 19/05/2015 (HCM.VN) - Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danh, bút danh khác) s
» Anh Hùng Tống Duy Tân

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA :: Câu Lạc Bộ :: CLB Kỹ Năng :: Lịch sử Việt Nam-
Chuyển đến