TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA

Website học sinh trường THCS Trần Đại Nghĩa
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Latest topics
» Web tự code
Lịch sử về Ngô Quyền I_icon_minitimeSun Nov 11, 2018 7:48 pm by quangduyluu123

» 10 Câu Đố Logic Mà 80% Mọi Người Giải Sai - Tốt Hơn
Lịch sử về Ngô Quyền I_icon_minitimeTue Oct 23, 2018 6:43 pm by minhthien_8.1

» Nhạc Tokyo Ghoul Phiên Bản Tiếng Việt
Lịch sử về Ngô Quyền I_icon_minitimeTue Oct 23, 2018 6:39 pm by minhthien_8.1

» TAO VỚI MÀY
Lịch sử về Ngô Quyền I_icon_minitimeTue Oct 23, 2018 6:06 pm by minhthien_8.1

» Nhìn Vào Đôi Mắt Này | OST Chàng Trai Của Em - Long Cao ft Thái Vũ (BlackBi)
Lịch sử về Ngô Quyền I_icon_minitimeMon May 14, 2018 9:54 pm by Huỳnh Bá Nhật Huy

» Top 5 Trận Chiến của Kaneki trong Tokyo Ghoul! [60FPS]
Lịch sử về Ngô Quyền I_icon_minitimeSun May 13, 2018 7:42 pm by Bá Ngọc

» PHIM HÀNH ĐỘNG KINH DỊ MỚI 2018 | NGẠ QUỶ TOKYO | VIETSUB
Lịch sử về Ngô Quyền I_icon_minitimeSun May 13, 2018 7:41 pm by Bá Ngọc

» Phim Hài Chế Đôrêmon _ Phần 88
Lịch sử về Ngô Quyền I_icon_minitimeTue May 08, 2018 8:01 am by Bá Ngọc

» 清丶风 (DiESi Remix) ♪
Lịch sử về Ngô Quyền I_icon_minitimeTue May 08, 2018 7:59 am by Bá Ngọc

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Top posters
Tomst Nguyễn (1024)
Lịch sử về Ngô Quyền I_vote_lcapLịch sử về Ngô Quyền I_voting_barLịch sử về Ngô Quyền I_vote_rcap 
Đặng Nguyên (931)
Lịch sử về Ngô Quyền I_vote_lcapLịch sử về Ngô Quyền I_voting_barLịch sử về Ngô Quyền I_vote_rcap 
minhthien_giay (881)
Lịch sử về Ngô Quyền I_vote_lcapLịch sử về Ngô Quyền I_voting_barLịch sử về Ngô Quyền I_vote_rcap 
Đắc Trung (877)
Lịch sử về Ngô Quyền I_vote_lcapLịch sử về Ngô Quyền I_voting_barLịch sử về Ngô Quyền I_vote_rcap 
dodangkhoa2003 (803)
Lịch sử về Ngô Quyền I_vote_lcapLịch sử về Ngô Quyền I_voting_barLịch sử về Ngô Quyền I_vote_rcap 
nhattdn123 (777)
Lịch sử về Ngô Quyền I_vote_lcapLịch sử về Ngô Quyền I_voting_barLịch sử về Ngô Quyền I_vote_rcap 
quangduyluu123 (608)
Lịch sử về Ngô Quyền I_vote_lcapLịch sử về Ngô Quyền I_voting_barLịch sử về Ngô Quyền I_vote_rcap 
Lê Quốc Ân (562)
Lịch sử về Ngô Quyền I_vote_lcapLịch sử về Ngô Quyền I_voting_barLịch sử về Ngô Quyền I_vote_rcap 
quynhanhphan (521)
Lịch sử về Ngô Quyền I_vote_lcapLịch sử về Ngô Quyền I_voting_barLịch sử về Ngô Quyền I_vote_rcap 
Bá Ngọc (428)
Lịch sử về Ngô Quyền I_vote_lcapLịch sử về Ngô Quyền I_voting_barLịch sử về Ngô Quyền I_vote_rcap 
Thống Kê
Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 35 người, vào ngày Sun Mar 19, 2023 10:26 am

 

 Lịch sử về Ngô Quyền

Go down 
+2
minhthien_giay
phung quoc vinh14/2
6 posters
Tác giảThông điệp
phung quoc vinh14/2
๖ۣۜThần ๖ۣۜThoại
๖ۣۜThần ๖ۣۜThoại
phung quoc vinh14/2


Tổng số bài gửi : 86
Join date : 31/03/2017
Age : 19
Đến từ : Lớp 6/3

Lịch sử về Ngô Quyền Empty
Bài gửiTiêu đề: Lịch sử về Ngô Quyền   Lịch sử về Ngô Quyền I_icon_minitimeFri Mar 31, 2017 4:03 pm

Ngô Quyền (chữ Hán: 吳權; 898–944) là một vị tướng và sau này là vua Việt Nam, là người sáng lập ra nhà Ngô. Năm 938 ông cầm quân đánh tan quân xâm lược Nam Hán tại sông Bạch Đằng, kết thúc 1.000 năm Bắc thuộc của Việt Nam.
Tiểu sử
Ngô Quyền sinh năm 898, mất năm 944 quê ở Đường Lâm, Ba Vì (Hà Nội ngày nay). Ông là con trai của quan mục Đường Lâm là Ngô Mân, sau trở thành bộ tướng và con rể của Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân Dương Đình Nghệ (931 - 937), được giao cai quản Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay).
Bối cảnh lịch sử
Từ năm 907 ở Trung Hoa, nhà Đường mất, lần lượt nổi lên là các nhà Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu tranh nhau làm vua. Mỗi nhà được mấy năm, gồm tất cả là 52 năm, gọi là đời Ngũ Quí hay là Ngũ đại.
Năm 911, Lưu Cung làm Nam Bình Vương do nhà Hậu Lương phong cho, kiêm chức Tiết độ sứ Quảng Châu và Tĩnh Hải, có ý để lấy lại Giao Châu. Được ít lâu nhân có việc bất bình với nhà Hậu Lương, Lưu Cung tự xưng đế, quốc hiệu là Đại Việt. Đến năm Đinh Sửu (917) cải quốc hiệu là Nam Hán.
Năm Quí Mùi (923)[1] Lưu Cung sai tướng là Lý Khắc Chính đem quân sang đánh bắt được Khúc Thừa Mỹ (khi đó chấp nhận làm Tiết độ sứ của nhà Hậu Lương tại Giao Châu mà không thần phục nhà Nam Hán), rồi sai Lý Tiến sang làm thứ sử cùng với Lý Khắc Chính giữ Giao Châu.
Năm Tân Mão (931) Dương Đình Nghệ là tướng của Khúc Hạo ngày trước (cha của Khúc Thừa Mỹ) nổi lên, mộ quân đánh đuổi bọn Lý Khắc Chính và Lý Tiến đi, rồi tự xưng làm Tiết độ sứ. Được gần 7 năm, Dương Đình Nghệ bị nha tướng là Kiều Công Tiễn giết hại để cướp quyền.
Sự nghiệp
Lang_Ngo_Quyen_
Lăng Ngô Quyền (Đường Lâm - Sơn Tây)
Trong thời gian cai quản Ái Châu, ông đã đem lại yên vui cho đất Ái Châu, tỏ rõ là người có tài đức.
Năm 938, ông tập hợp lực lượng hào kiệt trong nước tiến ra bắc, hạ thành Đại La, tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Sau đó, ông chỉ huy trận Bạch Đằng nổi tiếng, đánh bại quân Nam Hán do Hoằng Thao (có sách viết là Hoằng Tháo) chỉ huy, giết chết Hoằng Thao.
Mùa xuân năm 939, ông xưng là Ngô Vương (tức là Tiền Ngô Vương), đóng đô ở Cổ Loa (thuộc thành phố Hà Nội ngày nay). Tuy chỉ xưng Vương nhưng ông có thể coi là người có công lớn trong việc giành được độc lập cho đất nước sau nghìn năm Bắc thuộc.
Năm 944, ông mất, thọ 47 tuổi. Sử sách gọi ông là Tiền Ngô Vương. Sách Thiền Uyển Tập Anh gọi ông là Ngô Thuận Đế, có lẽ chỉ là cách tôn lên vì đương thời ông chưa từng xưng đế.
Trận Bạch Đằng lịch sử:
Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại. Ngô Quyền kéo quân ra thành Đại La tiêu diệt kẻ phản bội. Do lo sợ bị tiêu diệt, Kiều Công Tiễn đã cầu cứu nước Nam Hán. Vua Nam Hán lúc bấy giờ là Lưu Cung cho con trai là Hoằng Tháo kéo quân theo đường thủy sang giúp (thực chất là nhân cơ hội chiếm lấy Giao Châu).
Đầu mùa đông năm 938, Ngô Quyền dẹp xong bọn phản loạn Kiều Công Tiễn và chuẩn bị toàn lực để đối phó với sự xâm lăng của quân Nam Hán.
Vào một ngày cuối đông năm 938, trên sông Bạch Đằng, vùng cửa biển và hạ lưu, cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán đã diễn ra ác liệt và kết thúc rất nhanh gọn. Cả một đoàn binh thuyền của địch vừa vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng đã bị quân ta dẫn dắt vào trận địa bố trí sẵn và bị tiêu diệt gọn trong một thời gian rất ngắn. Ngô Quyền đã cho quân sĩ đóng cọc có bịt sắt nhọn xuống lòng sông Bạch Đằng và nhử quân địch vào khu vực này khi thủy triều lên. Quân giặc thấy quân của ông chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có thể ăn tươi, nuốt sống lên hùng hổ tiến vào. Đợi đến khi thủy triều xuống ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh. Thuyền chiến lớn của giặc bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết. Quân giặc thua chạy, còn Hoằng Thao bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ. Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Hắn kinh hoàng khủng khiếp, đành "thương khóc thu nhặt quân còn lại mà rút lui" (Đại Việt sử ký toàn thư). Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược.
Ý nghĩa lịch sử
Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.
Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế chế lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đã chinh phục Bắc Triều Tiên chiếm đất đai các bộ lạc dụ mục phía Bắc, mở rộng lãnh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu, Đài Loan, Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc..., nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đã từng tuyên bố: "Ta đã chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cõi xa cũng lần lượt về quy phục" (theo Đường thư).
Từ đầu Công nguyên, dân số của đế chế Hán đã lên đến 57 triệu người. Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ một triệu. Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hán không phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cả, mà còn tiến tới đồng hóa vĩnh viễn dân tộc Việt, sát nhập đất đai vào Trung Quốc. Chính sách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đã được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnh tới nhà Đường. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thử thách cực kỳ hiểm nghèo.
Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 - xứng đáng với danh hiệu là "vị tổ trung hưng" của dân tộc như Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.
Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các nhà Lý, Trần, Lê. Nhà sử học Ngô Thì Sĩ đã đánh giá: "Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu" (Việt sử tiêu án).
Nhận định
Các nhà sử học Việt Nam thời phong kiến như Lê Văn Hưu (tác giả cuốn Đại Việt sử ký), Phan Phu Tiên (tác giả cuốn Đại Việt sử ký tục biên), Ngô Sĩ Liên đánh giá rất cao công trạng của Ngô Quyền. Trong Đại Việt sử ký toàn thư bản Ngoại kỷ, quyển 5 của Ngô Sĩ Liên đã chép lại lời bình của Lê Văn Hưu về ông như sau:
Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân[3] của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một cơn giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đế, đổi niên hiệu, nhưng chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã nối lại được.
Loạn "Ngũ Đại Thập Quốc" ở phương bắc kéo dài hơn nửa thế kỷ là cơ hội lớn cho Việt Nam thoát khỏi tay phong kiến Trung Hoa. Trung Quốc chia năm xẻ bảy, không đủ sức mạnh duy trì chiến tranh thường trực, tổng lực với phương nam. Trước Ngô Quyền, dù các chính quyền họ Khúc, họ Dương đã xây dựng nền tự chủ nhưng trên danh nghĩa, chức Tiết độ sứ vẫn bao hàm nghĩa là một phiên trấn của "thiên triều" phương bắc, dù không thuộc về Nam Hán liền kề nhưng vẫn "nằm trong tay" của "Ngũ Quý" ở Trung nguyên (nhà Hậu Lương 907-923, nhà Hậu Đường 923-936, nhà Hậu Tấn từ 936).
Thất bại lần thứ hai ở Việt Nam khiến Nam Hán phải bỏ hẳn ý định xâm chiếm, khẳng định sức mạnh của "Tĩnh Hải quân" không sút kém so với các chư hầu trong "Thập quốc" lúc đó. Sau trận Bạch Đằng, Ngô Quyền tự mình xưng vương hiệu, thành lập hẳn một triều đại, có triều đình, quan chức, chính thức xác lập nền độc lập của Việt Nam. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Việt Nam mà sau này các nhà sử học vẫn gọi ông là "ông tổ phục hưng" cho nền độc lập tự chủ.
Điều kiện khách quan chưa cho phép ông xưng đế và đặt quốc hiệu như hơn 20 năm sau Đinh Tiên Hoàng làm. Chỉ xưng vương cũng là một cách làm khôn khéo, "biết mình biết người" của Ngô Quyền; giống như trước đây Khúc Hạo đã không xưng vương để giữ yên bờ cõi vừa vuột khỏi tay người Bắc, Ngô Quyền không xưng đế khi chưa đủ "thế" và "lực". Kinh nghiệm của những người đi trước và những tấm gương tày liếp của các triều đại phương Bắc thay đổi xoành xoạch lúc đó, sớm dựng chiều đổ khiến ông có sự thận trọng cần thiết. Trong hơn 10 nhà cai trị Việt Nam thế kỷ 10, ông cùng Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn là những người được nhắc tới nhiều nhất.Lịch sử về Ngô Quyền Ti_xui11
Về Đầu Trang Go down
minhthien_giay
♥๖ۣۜMod♥
♥๖ۣۜMod♥



Tổng số bài gửi : 881
Join date : 29/03/2017
Age : 18
Đến từ : Lớp 7/1

Lịch sử về Ngô Quyền Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử về Ngô Quyền   Lịch sử về Ngô Quyền I_icon_minitimeFri Mar 31, 2017 4:42 pm

bài này hay đấy nhưng mà bạn nhớ bỏ thêm một vài hình nửa nhé
Về Đầu Trang Go down
mydung63tdn
๖ۣۜThần ๖ۣۜThoại
๖ۣۜThần ๖ۣۜThoại
mydung63tdn


Tổng số bài gửi : 58
Join date : 29/03/2017
Age : 19
Đến từ : lớp 6/3

Lịch sử về Ngô Quyền Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử về Ngô Quyền   Lịch sử về Ngô Quyền I_icon_minitimeFri Mar 31, 2017 9:13 pm

hay nhưng hơi dài nên rút gọn bớt
Về Đầu Trang Go down
Đặng Nguyên
♥๖ۣۜMod♥
♥๖ۣۜMod♥
Đặng Nguyên


Tổng số bài gửi : 931
Join date : 29/03/2017
Age : 18
Đến từ : Lớp 7/1

Lịch sử về Ngô Quyền Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử về Ngô Quyền   Lịch sử về Ngô Quyền I_icon_minitimeSat Apr 01, 2017 9:16 am

Bài dài quá. Bạn nên lấy ý chính thôi nhưng bài cũng hay.
Về Đầu Trang Go down
phung quoc vinh14/2
๖ۣۜThần ๖ۣۜThoại
๖ۣۜThần ๖ۣۜThoại
phung quoc vinh14/2


Tổng số bài gửi : 86
Join date : 31/03/2017
Age : 19
Đến từ : Lớp 6/3

Lịch sử về Ngô Quyền Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử về Ngô Quyền   Lịch sử về Ngô Quyền I_icon_minitimeSat Apr 01, 2017 9:10 pm

Cảm ơn
Về Đầu Trang Go down
Tomst Nguyễn
♫ ♫ ♫ ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
♫ ♫ ♫  ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
Tomst Nguyễn


Tổng số bài gửi : 1024
Join date : 29/03/2017
Age : 19
Đến từ : Lớp 7/1 Trường Trung Học CS Trần Đại Nghĩa

Lịch sử về Ngô Quyền Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử về Ngô Quyền   Lịch sử về Ngô Quyền I_icon_minitimeMon Apr 03, 2017 9:20 pm

mình nghĩ nên ngắn hơn
Về Đầu Trang Go down
nhattdn123
♫ ♫ ♫ ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
♫ ♫ ♫  ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
nhattdn123


Tổng số bài gửi : 777
Join date : 30/03/2017
Age : 21
Đến từ : 9/1

Lịch sử về Ngô Quyền Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử về Ngô Quyền   Lịch sử về Ngô Quyền I_icon_minitimeMon Apr 03, 2017 9:20 pm

hay
Về Đầu Trang Go down
minhthien_giay
♥๖ۣۜMod♥
♥๖ۣۜMod♥



Tổng số bài gửi : 881
Join date : 29/03/2017
Age : 18
Đến từ : Lớp 7/1

Lịch sử về Ngô Quyền Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử về Ngô Quyền   Lịch sử về Ngô Quyền I_icon_minitimeWed Apr 05, 2017 6:56 am

.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Lịch sử về Ngô Quyền Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử về Ngô Quyền   Lịch sử về Ngô Quyền I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Lịch sử về Ngô Quyền
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA :: Câu Lạc Bộ :: CLB Kỹ Năng :: Lịch sử Việt Nam-
Chuyển đến