TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA

Website học sinh trường THCS Trần Đại Nghĩa
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Latest topics
» Web tự code
Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_icon_minitimeSun Nov 11, 2018 7:48 pm by quangduyluu123

» 10 Câu Đố Logic Mà 80% Mọi Người Giải Sai - Tốt Hơn
Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_icon_minitimeTue Oct 23, 2018 6:43 pm by minhthien_8.1

» Nhạc Tokyo Ghoul Phiên Bản Tiếng Việt
Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_icon_minitimeTue Oct 23, 2018 6:39 pm by minhthien_8.1

» TAO VỚI MÀY
Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_icon_minitimeTue Oct 23, 2018 6:06 pm by minhthien_8.1

» Nhìn Vào Đôi Mắt Này | OST Chàng Trai Của Em - Long Cao ft Thái Vũ (BlackBi)
Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_icon_minitimeMon May 14, 2018 9:54 pm by Huỳnh Bá Nhật Huy

» Top 5 Trận Chiến của Kaneki trong Tokyo Ghoul! [60FPS]
Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_icon_minitimeSun May 13, 2018 7:42 pm by Bá Ngọc

» PHIM HÀNH ĐỘNG KINH DỊ MỚI 2018 | NGẠ QUỶ TOKYO | VIETSUB
Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_icon_minitimeSun May 13, 2018 7:41 pm by Bá Ngọc

» Phim Hài Chế Đôrêmon _ Phần 88
Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_icon_minitimeTue May 08, 2018 8:01 am by Bá Ngọc

» 清丶风 (DiESi Remix) ♪
Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_icon_minitimeTue May 08, 2018 7:59 am by Bá Ngọc

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Top posters
Tomst Nguyễn (1024)
Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_vote_lcapTiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_voting_barTiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_vote_rcap 
Đặng Nguyên (931)
Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_vote_lcapTiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_voting_barTiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_vote_rcap 
minhthien_giay (881)
Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_vote_lcapTiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_voting_barTiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_vote_rcap 
Đắc Trung (877)
Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_vote_lcapTiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_voting_barTiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_vote_rcap 
dodangkhoa2003 (803)
Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_vote_lcapTiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_voting_barTiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_vote_rcap 
nhattdn123 (777)
Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_vote_lcapTiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_voting_barTiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_vote_rcap 
quangduyluu123 (608)
Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_vote_lcapTiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_voting_barTiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_vote_rcap 
Lê Quốc Ân (562)
Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_vote_lcapTiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_voting_barTiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_vote_rcap 
quynhanhphan (521)
Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_vote_lcapTiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_voting_barTiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_vote_rcap 
Bá Ngọc (428)
Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_vote_lcapTiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_voting_barTiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_vote_rcap 
Thống Kê
Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 35 người, vào ngày Sun Mar 19, 2023 10:26 am

 

 Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà

Go down 
+3
quynhanhphan
minhthien_giay
Tomst Nguyễn
7 posters
Tác giảThông điệp
Tomst Nguyễn
♫ ♫ ♫ ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
♫ ♫ ♫  ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
Tomst Nguyễn


Tổng số bài gửi : 1024
Join date : 29/03/2017
Age : 18
Đến từ : Lớp 7/1 Trường Trung Học CS Trần Đại Nghĩa

Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà Empty
Bài gửiTiêu đề: Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà   Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_icon_minitimeWed Mar 29, 2017 5:04 pm

Tiểu sử Lý Thường Kiệt

Lý Thường Kiệt là một nhà quân sự kiệt xuất, có tài thao lược lỗi lạc, phá Tống bình Chiêm, đánh đâu thắng đấy. Ông cũng là một nhà chính trị tài giỏi và ngoại giao xuất sắc.
Lý Thường Kiệt vốn thuộc họ Ngô, tên thật là Tuấn, tự là Thường Kiệt, sau được ban quốc tính (được mang họ nhà vua), nên gọi là Lý Thường Kiệt. Quê gốc của ông là làng An Xá, huyện Quảng Đức, kinh thành Thăng Long. Làng An Xá sau đổi tên là Phúc Xá (nay thuộc quận Ba Đình).

Từ nhỏ Lý Thường Kiệt đã tỏ ra người có chí hướng và nghị lực, chăm học tập, rèn luyện cả văn lẫn võ, từng nghiên cứu về binh pháp.

Gia đình ông nối đời làm quan, nhiều mưu lược, có tài làm tướng. Khi còn ít tuổi, vì vẻ mặt tươi đẹp được sung làm Hoàng môn chi hậu, là thái giám theo hầu Lý Thái Tông, thăng dần đến chức Nội thị sảnh đô tri. Lý Thánh Tông phong chức Thái bảo, ban tiết việt để đi thăm hỏi lại dân ở Thanh Hóa, Nghệ An. Tháng 2 năm 1069, khi vua Lý Thánh Tông thân đi đánh Chiêm Thành, ông làm tướng tiên phong, bắt được vua Chiêm là Chế Củ.

Sau khi chiến thắng, Lý Thường Kiệt được ban các chức tước: Phụ quốc tháo phó và Phụ quốc Thượng tướng quân, Thượng trụ quốc, Khai quốc công. Ít lâu sau ông lại được thăng chức Thái úy, Đồng trung thư môn hạ bình chương sự (là chức quan thứ hai trong triều), đứng sau chức Thái sư lúc ấy là do Lý Đạo Thành đảm nhiệm.

Chiến dịch Ung Châu: ra tay trước thay vì ngồi yên đợi giặc

Năm 1072, Lý Thánh Tông từ trần. Lý Nhân Tông lên nối ngôi khi mới có 7 tuổi. Trong khi ấy, chính quyền phương Bắc vẫn luôn nhòm ngó. Chúng xem đây là một cơ hội tốt để tiến hành ráo riết việc chuẩn bị xâm lược nước ta. Tại ba châu Ung, Khâm, Liêm (thuộc Quảng Đông , Quảng Tây ngày nay), chúng xây dựng những căn cứ quân sự và hậu cứ to lớn để làm nơi xuất phát trực tiếp cho các đạo quân xâm lược.

Lúc này, sau khi Lý Nhân Tông lên ngôi, Lý Thường Kiệt được giữ chức Đôn quốc thái úy, Đại tướng quân, Đại tư đồ, tước hiệu Thượng phụ công. Với cương vị như Tể tướng, ông nắm toàn quyền cả văn lẫn võ. Điều có cũng có nghĩa là phải gánh vác nặng nề và chịu trách nhiệm to lớn đối với giang sơn xã tắc. Ông nhận lấy sứ mệnh thiêng liêng, trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.

Đứng trước âm mưu và hành động rõ ràng công khai của địch, ông cho rằng: "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc". Được triều đình tán thành, ông huy động 10 vạn quân tiến hành một cuộc tập kích đánh thẳng vào các căn cứ chuẩn bị xâm lược của kẻ thù ngay trên đất Tống.

Với danh nghĩa chính đáng là chỉ đánh Tống để giữ nước là đưa quân tới là để cứu dân, Lý Thường Kiệt đã viết bài hịch Phạt Tống lộ bố văn (bài văn công bố đánh giặc Tống) và cho yết bảng ở khắp nơi mà quân đội ta đi qua.

Bài hịch truyền đi đã đạt hiệu quả lớn: quân đội của Lý Thường Kiệt tiến đến đâu cũng đều được nhân dân Trung Hoa ở đó hoan nghênh, hưởng ứng.

Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch.

Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.

Theo chủ trương đã định, quân ta được lệnh san bằng các thành lũy lớn nhỏ, tiêu huy các kho tàng lương thực, vũ khí, giáng đòn sấm sét làm tổn thất nghiêm trọng các cơ sở vật chất và phương tiện chiến tranh của địch, làm nhụt nhuệ của bọn cầm quyền phương Bắc trong việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược.

Sau khi đã đạt mục tiêu của cuộc đánh sang đất Tống, Lý Thường Kiệt quyết định rút nhanh quân về nước. Cuộc rút quân rất đúng lúc, vừa bảo toàn được lực lượng, vừa phá được kế hiểm của giặc: chúng định điều quân lẻn sang đánh úp Đại Việt nhân lúc đại quân còn đang ở bên nước chúng.

Cuộc tập kích chiến lược đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Lịch sử ghi nhận chiến công kỳ diệu này, chiến công có một không hai trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt. Gắn liền với chiến công ấy, là tên tuổi vị chủ tướng tài ba Lý Thường Kiệt.


Nhà viết sử Ngô Thì Sĩ ca ngợi ông: "bày trận đường đường, kéo cờ chính chính, mười vạn thẳng sâu vào đất khách, phá quân ba châu như chẻ trúc, lúc tới còn không ai dám địch, lúc rút quân còn không ai dám đuổi, dụng binh như thế, chẳng phải nước ta chưa từng có bao giờ"? (Việt sử tiêu án).

Trận tuyến Như Nguyệt và bài thơ thần "Nam Quốc Sơn Hà"

Tuy bị thua đau, nhưng nhà Tống vẫn rất ngoan cố. Lý Thường Kiệt biết chắc thế nào chúng cũng sẽ kéo quân sang phục thù và tiếp tục thực hiện mục tiêu xâm lược mà chúng chưa bao giờ chịu từ bỏ.

Ông cử người vào đất Tống để theo dõi cụ thể công việc chuẩn bị và kế hoạch xâm lược của quân Tống.

Ông tự mình đi xem xét vùng biên cương phía nam và tăng cường lực lượng bố phòng ở đó nhằm chặn sự tiến công quấy rối của quân Champa. Ông bố trí kế hoạch cho các lực lượng vũ trang địa phương, các thổ binh, hương binh ở vùng núi phía bắc làm nhiệm vụ kiềm chế và tiêu hao địch trên các con đường tiến vào của chúng.

Ông tập trung xây dựng phòng tuyến chính của quân ta dựa vào bờ nam sông Như Nguyệt (sông Cầu), có rào giậu nhiều tầng, chạy dài trên 200 dặm từ chân núi Tam Đảo đến sông Lục Đầu. Dưới sông có thủy quân, trên thành có quân đóng và tuần tiễu. Với phòng tuyến này, quân ta nắm chắc khả năng chặn địch, bảo vệ an toàn kinh thành Thăng Long và cả một vùng trung châu rộng lớn và trù phú của đất nước.

Cuối năm 1076, đại quân Tống chia làm nhiều cách vượt biên giới tiên ào ạt vào Đại Việt. Sau một tháng phải luôn luôn đối phó với những cuộc chống trả quyết liệt của nhân dân Đại Việt trên vùng biên giới và thượng du. Cuối cùng ngày 18 tháng 1 năm 1077, đại quân Tống cũng tiến được tới bờ bắc sông Cầu. Nhưng đến đây, chúng đã bị chặn đứng lại. Phòng tuyến sông Cầu sừng sững như một bức tường thành, vững chãi, uy nghiêm và đầy thách thức. Chúng buộc phải dừng quân, tập kết trên một trận tuyến dài 30km từ bến đò Như Nguyệt đến chân núi Nham Biền, để từ đó triển khai các đợt tiến công sang phòng tuyến của quân Việt.
Một lần, chúng tập trung binh lực, đột phá trận tuyến quân Việt ở bến đò Như Nguyệt, chọc thủng được một đoạn phòng tuyến. Quân tiên phong của chúng tiến về phía Thăng Long. Nhưng quân Việt do Lý Thường Kiệt chỉ huy đã phản công kịch liệt. Chúng bị tổn thất nặng nề, phải mở đường máu mà tháo chạy.
Lần khác, chúng lại mở đợt tấn công mới. Với những bè lớn, mỗi bè trở được 500 quân qua sông, chúng liên tiếp đưa những đạo quân mạnh đổ bộ lên bờ nam. Nhưng ở đây chúng lại đụng phải sức phản công dữ dội của lực lượng chiến đấu dũng mãnh dưới sự chỉ huy linh hoạt sắc bén của tướng quân Lý Thường Kiệt. Những đạo quân đổ bộ đều bị tiêu diệt hoặc phải đầu hàng.

Vào lúc cuộc chiến ra vô cùng quyết liệt, Lý Thường Kiệt đã viết Nam quốc sơn hà - một bài thơ bất hủ để cổ vũ tinh thần binh sĩ. Tương truyền rằng ông đã sai người giả làm thần nhân, nấp trong đền Trương Hát ở bờ nam cửa sông Như Nguyệt, đọc bài thơ này.

Theo sách Việt điện u linh thì tướng quân Trương Hát là thần sông Như Nguyệt, chính thần nhân này đã được đọc bài thơ trên. Sách còn nói: "Đang đêm nghe tiếng vang trong đền đọc bài thơ ấy, quân ta đều phấn khởi. Quân Tống sợ táng đẩm, không đánh cũng tan".

Bài thơ Nam quốc sơn hà khẳng định chân lý hùng hồn: Nước Nam là một quốc gia lãnh thổ riêng, cương giới rạch ròi, quyền độc lập tự chủ của dân tộc là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Bài thơ thể hiện khí phách hào hùng về ý chí gang thép của dân tộc, cảnh cáo nghiêm khắc kẻ ngoại xâm, đồng thời cổ vũ mạnh mẽ quân dân ta hăng hái chiến đấu, tin tưởng vững chắc vào thắng lợi hoàn toàn. Đi vào lịch sử, bài thơ được coi như bài Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta sau hơn một ngàn năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ.

Qua thực tế chiến trường trên phòng tuyến sông Cầu, bài "thơ thần"đã truyền đi đã có một sức mạnh kỳ lạ, làm nao núng tinh thần quân địch, làm tăng nhuệ khí và thêm sức chiến đấu cho quân ta, trực tiếp góp phần làm xoay chuyển cục diện cuộc chiến đang trong giai đoạn cực kỳ quyết liệt, tạo điều kiện cho cuộc phản công chiến lược giành thắng lợi quyết định. Đó là cuộc phản công chiến lược do Lý Thường Kiệt chỉ huy, đại quân ta vượt sông bất ngờ đánh úp vào doanh trại chính của địch. Theo Việt sử lược thì quân Tống đại bại, bị tiêu diệt đến năm, sáu phần mười.

Sau chiến thắng trên, Lý Thường Kiệt đã chủ động phái người sang sông gặp tướng chỉ huy quân Tống, đặt vấn đề hòa giải nhằm sớm chấm dứt chiến tranh, với điều kiện là toàn bộ quân Tống phải rút khỏi đất Việt.

Bọn chỉ huy quân Tống đang lúc hoang mang cực độ trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn, chúng vội vàng nhận điều kiện trên và lập tức rút quân hồi tháng 3 năm 1077, không cần chờ lệnh của triều đình nhà Tống.

Trong cuộc chiến đấu lần này, quân dân Đại Việt đã tiêu diệt hơn 19.000 quân địch. Tính cả cuộc tập kích lần trước vào Ung-Khâm-Liêm, quân Việt đã tiêu diệt gần 30.000 tên.


Nhà quân sự lỗi lạc, nhà chính trị kiệt xuất mang một nhân cách lớn

Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh.

Làm nên thắng lợi, có công sức và sự hy sinh to lớn của toàn dân đoàn kết, chiến đấu kiên cường, dũng cảm và mưu trí sáng tạo. Làm nên thắng lợi, có cống hiến lớn lao của vị tướng tổng chỉ huy Lý Thường Kiệt. Với tài năng thao lược và nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh kiệt xuất, luôn luôn thể hiện một tư tưởng tiến công rất cao trong chỉ đạo tác chiến, ông liên tục tiến công kẻ thù: đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.


Non sông sạch bóng quân thù. Lúc này vua mới 12 tuổi. Lý Thường Kiệt lại tiếp tục gánh trách nhiệm lớn của triều đình trong công cuộc xây dựng đất nước, chăm lo đời sống nhân dân. Ông đã cho tu bổ đê điều, đường sá, đình chùa hư hỏng trong chiến tranh và tiến hành nhiều biện pháp nhằm cải tổ bộ máy hành chính trong toàn quốc.

Năm 1028, ông thôi chức Tể tướng và được cử về trị nhậm trấn Thanh Hóa. Làm việc ở đây suốt 19 năm trời, đến năm 1101 thì vua Lý Nhân Tông lại mời ông trở lại về triều giữ lại chức Tể tướng. Lúc này ông đã 82 tuổi.

Già rồi, nhưng ông vẫn tình nguyện cầm quân đi đánh giặc Lý Giác ở Diễn Châu (năm 1103), dẹp giặc Chiêm Thành quấy nhiễu ở Bố Chính (năm 1104). Ông còn tổ chức lại quân đội, duyệt đổi lại các đơn vị từ cấm binh đến dân quân.

Lý Thường Kiệt là một trọng thần đã trải ba triều vua (Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông), luôn luôn được triều đình tin tưởng, nể trọng. Từ đời Lý Thánh Tông, ông đã được cất lên ngang hàng các hoàng tử, được vua nhận làm con nuôi và ban hiệu Thiên tử nghĩa nam. Đời Lý Nhân Tông, ông được nhà vua coi như em và ban hiệu Thiên tử nghĩa đệ

Ông mất năm 1105, thọ 86 tuổi. Khi mất được phong tặng Kiểm hiệu Thái úy bình chương quân quốc trọng sự, Việt quốc công, được lập đền thờ ở nhiều nơi.
Lý Thường Kiệt là một nhà quân sự kiệt xuất, có tài thao lược lỗi lạc, phá Tống bình Chiêm, đánh đâu thắng đấy. Ông cũng là một nhà chính trị tài giỏi và ngoại giao xuất sắc. Về văn học, ông để lại cho đời bài thơ bất hủ Nam quốc sơn hà, tác phẩm nổi tiếng nhất đời Lý và bài hịch hùng trángPhạt Tống lộ bố văn.

Ông là một nhân cách lớn. Văn bia chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn đã ca ngợi ông như sau:

"Làm việc thì siêng năng, điều khiển dân thì đôn hậu, cho nên dân được nhờ cậy. Khoan hòa giúp đỡ trăm họ, nhân từ yêu mến mọi người, cho nên nhân dân kính trọng. Dùng uy vũ để trừ gian ác, đem minh chứng để giải quyết ngục tụng, cho nên hình ngục không quá lạm. Thái úy biết rằng dân lấy sự no ấm làm đầu, nước lấy nghề nông làm gốc, cho nên không để nỡ thời vụ. Tài giỏi mà không khoe khoang. Nuôi dưỡng đến cả những người già ở nơi thôn dã, cho nên người già nhờ thế mà được yên thân. Phép tắc như vậy có thể là cái gốc trị nước, cái thuật yên dân, sự tốt đẹp đều ở đấy cả".

Lý Thường Kiệt là một anh hùng dân tộc bậc nhất của đời Lý mà tên tuổi và sự nghiệp vẫn sáng chói mãi trong lịch sử vinh quang của dân tộc.
Về Đầu Trang Go down
Tomst Nguyễn
♫ ♫ ♫ ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
♫ ♫ ♫  ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
Tomst Nguyễn


Tổng số bài gửi : 1024
Join date : 29/03/2017
Age : 18
Đến từ : Lớp 7/1 Trường Trung Học CS Trần Đại Nghĩa

Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà   Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_icon_minitimeMon Apr 03, 2017 9:17 pm

Very Happy
Về Đầu Trang Go down
Tomst Nguyễn
♫ ♫ ♫ ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
♫ ♫ ♫  ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
Tomst Nguyễn


Tổng số bài gửi : 1024
Join date : 29/03/2017
Age : 18
Đến từ : Lớp 7/1 Trường Trung Học CS Trần Đại Nghĩa

Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà   Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_icon_minitimeMon Apr 03, 2017 9:17 pm

hehe bài này hay nè mọi người
Về Đầu Trang Go down
minhthien_giay
♥๖ۣۜMod♥
♥๖ۣۜMod♥



Tổng số bài gửi : 881
Join date : 29/03/2017
Age : 18
Đến từ : Lớp 7/1

Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà   Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_icon_minitimeWed Apr 05, 2017 7:01 am

hay
Về Đầu Trang Go down
quynhanhphan
♥๖ۣۜMod♥
♥๖ۣۜMod♥
quynhanhphan


Tổng số bài gửi : 521
Join date : 29/03/2017
Age : 20
Đến từ : lớp 9/1 trường THCS Trần Đại Nghĩa

Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà   Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_icon_minitimeSat Apr 08, 2017 7:30 am

Bài hay lắm
Về Đầu Trang Go down
Bá Ngọc
♥๖ۣۜMod♥
♥๖ۣۜMod♥
Bá Ngọc


Tổng số bài gửi : 428
Join date : 04/04/2017
Age : 18
Đến từ : 7/1

Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà   Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_icon_minitimeSat Apr 08, 2017 8:28 pm

hay
Về Đầu Trang Go down
phamminhtuan61tvtdn
๖ۣۜThần ๖ۣۜThoại
๖ۣۜThần ๖ۣۜThoại
phamminhtuan61tvtdn


Tổng số bài gửi : 415
Join date : 06/04/2017
Age : 18
Đến từ : thcs TRần Đại Nghĩa

Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà   Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_icon_minitimeSun Apr 09, 2017 10:08 am

bài dài quá
Về Đầu Trang Go down
dodangkhoa2003
♫ ♫ ♫ ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
♫ ♫ ♫  ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
dodangkhoa2003


Tổng số bài gửi : 803
Join date : 29/03/2017
Age : 20
Đến từ : Lớp 8/1 trường THCS Trần Đại Nghĩa

Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà   Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_icon_minitimeSun Apr 09, 2017 10:14 am

Tuyệt vời
Về Đầu Trang Go down
dodangkhoa2003
♫ ♫ ♫ ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
♫ ♫ ♫  ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
dodangkhoa2003


Tổng số bài gửi : 803
Join date : 29/03/2017
Age : 20
Đến từ : Lớp 8/1 trường THCS Trần Đại Nghĩa

Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà   Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_icon_minitimeSun Apr 09, 2017 10:14 am

Ông này làm bài Nam Quốc Sơn hà gì đó
Về Đầu Trang Go down
dodangkhoa2003
♫ ♫ ♫ ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
♫ ♫ ♫  ๖ۣۜS-Mod ♫ ♫ ♫
dodangkhoa2003


Tổng số bài gửi : 803
Join date : 29/03/2017
Age : 20
Đến từ : Lớp 8/1 trường THCS Trần Đại Nghĩa

Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà   Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_icon_minitimeSun Apr 09, 2017 10:15 am

Very Happy Very Happy Very Happy Very Happy
Về Đầu Trang Go down
thugiang.1010
๖ۣۜThần ๖ۣۜThoại
๖ۣۜThần ๖ۣۜThoại
thugiang.1010


Tổng số bài gửi : 218
Join date : 29/03/2017
Age : 20
Đến từ : trường THCS Trần Đại Nghĩa / lớp 8/1

Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà   Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_icon_minitimeMon Apr 10, 2017 9:02 am

tem
Về Đầu Trang Go down
minhthien_giay
♥๖ۣۜMod♥
♥๖ۣۜMod♥



Tổng số bài gửi : 881
Join date : 29/03/2017
Age : 18
Đến từ : Lớp 7/1

Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà   Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_icon_minitimeMon Apr 17, 2017 9:31 am

albino lol! lol! lol! lol! lol! lol! lol! lol! lol!
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà   Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tiểu sử Lý thường kiệt - Nam quốc sơn hà
» Danh tướng Lí Thường Kiệt
» LÝ THƯỜNG KIỆT VÀ TRẬN ĐẠI THẮNG Ở NHƯ NGUYỆT
»  Tiểu sử Quốc Tử Giám
» Tiểu sử Hải Thượng Lãn Ông

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA :: Câu Lạc Bộ :: CLB Kỹ Năng :: Lịch sử Việt Nam-
Chuyển đến